Sunday, January 26, 2014

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ ĐẸP Ở TPHCM

Kinh nghiệm thiết kế xây dựng nhà đẹp ở tphcm nên khoán gọn cho công ty thiết kế xây dựng
tu van xay nha, thiet ke xay dung nha o uy tin tphcm,tu van thiet ke, thi cong xay dung, xay nha dep, thiet ke va xay nha dep, tu van thiet ke mien phi,thiet ke nha pho, thi cong nha pho, chuyen thiet ke va thi cong nha pho, thiet ke xay dung nha dep, cong ty thiet ke nha o, xaynhadep, gia xay nha tron goi, cong ty thiet ke xay dung nha, gia xay dung nha pho, xem thiet ke nha dep,u duc, quan 5, gò vap, binh thanh, tan binh, binh chanh, binh duong
Nôn nao nhất là lúc căn nhà xây dựng gần hoàn thiện, nhưng nhiều phát sinh nhất cũng vào thời điểm này. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế của những người đã từng trải qua giai đoạn này.



1. Khổ khi không chịu khoán

Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, Phú Nhuận kể: “Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán.
Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được”.
nhà đẹp q12
2. Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian.
Bà Lan Phương nói: “Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?”.

3. Phải biết rõ tiến độ
Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: “Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có nhiêu đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh!

Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau liền”.

Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, bông cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.

4. Cần tích cực trao đổi với thầu
Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh… xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao”.

Ông Minh nói thêm: “cái quan trọng với tôi là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn”.

(Theo HƯNG LONG - Sài Gòn tiếp thị)

Cam kết dịch vụ xây dựng

Cam kết dịch vụ xây dựng

Vì sao chọn An Cư mà không chọn thầu khác

1. An Cư là 1 công ty xây dựng uy tín đã được khách hàng tín nhiệm với rất nhiều công trình lớn nhỏ đã thiết kế thi công ở tphcm từ 2009 đến nay.
2. Hợp đồng rỏ ràng, minh bạch đặt biệt là không phát sinh.
3. An Cư miễn phí thiết kế hoàn chỉnh bộ hồ sơ thi công và nội thất 3D và xin phép xây dựng.
4. An Cư lo mọi thủ tục và chi phí về thanh tra xây dựng và các cơ quan nhà nước trong quá trình thi công 
5. Luôn luôn có 1 kỹ sư xây dựng giám sát trực tiếp tại công trình 24/24 suốt quá trình thi công xây dựng nên những sai sót trong quá trình thi công là không xảy ra 
6. Đội thợ thi công giỏi, nhiệt tình và đặt biệt không bán thầu 
7. Kinh nghiệm nhiều năm + kiến thức xử lý chống thấm, chống dột chuyên sâu 
8. Giá thầu cạnh tranh, vật tư chính hãng chất lượng chuẩn 
9. Cam kết thi công đúng tiến độ 

Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng An cư được thành lập và phát triển dựa trên mô hình dịch vụ khép kín và trọn gói trong lĩnh vực thiết kế và thi công dân dụng nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.

Bằng một qui trình được giám sát chặt chẽ, bắt đầu từ khâu thiết kế sơ phác kiến trúc đến việc hoàn thiện các chi tiết nội thất, công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng An cư luôn chú trọng đến yếu tố chuyên nghiệp và luôn mong muốn lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí hoạt động.

Chuyên nghiệp trong công việc - Tận tâm trong dịch vụ - Chu đáo khi hậu mãi





Saturday, January 25, 2014

Thông tin công ty xây dựng An Cư

Xây dựng nhà ở là vấn đề của cả đời người, việc tìm hiểu và lựa chọn một công ty xây dựng hay một nhà thầu xây dựng uy tín để trao trọn niềm tin là điều mà tất cả mọi chủ đầu tư quan tâm và tìm hiểu.

Nắm được nhu cầu và những tâm tư của khách hàng, công ty xây dựng AN CƯ tự tin là đơn vị thiết kế thi công xây dựng với quy trình khép kín và chuyên nghiệp như, miễn phí thiết kế hoàn chỉnh, xin phép xây dựng, hoàn công đổi sổ và các dịch vụ như thi công nội thất với việc thành lập xưởng mộc, siêu thị tranh trang trí cho khách hàng chọn gói thi công trọn gói, và xưởng sản xuất thi công cửa nhôm, cửa sắt cho khách hàng chọn gói thi công phần thô.

Với phương châm khách hàng ngồi nhà mà suy nghĩ chọn lựa và kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình hoàn thiện căn nhà mơ ước

Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiêt kế - thi công công trình dân dụng tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng An Cư với đội ngũ nhân viên thiết kế gồm những Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư lành nghề luôn bảo đảm công tác thiết kế được sáng tạo, hiện đại và chính xác cho từng công trình dân dụng.

Trong lĩnh vực thi công, với 9 Kỹ Sư Giám Sát Dự Án nhiệt huyết cùng hơn 200 công nhân lành nghề được chia thành nhiều đội như: Xí Nghiệp Xây Dựng, Các Đội Hoàn Thiện, Xưởng Nội Thất, Xưởng Cơ Khí, Đội Điện Nước, Đội Sơn Nước… công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng An Cư cam kết với khách hàng một công trình hoàn hảo nhất.













Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng An Cư luôn lớn mạnh trong niềm tin của khách hàng để hoàn thành công trình của bạn vì chúng tôi cam kết lấy chất lượng và uy tín làm mục tiêu hoạt động.


Công ty xây dựng nha ở an cư

Mặt tiền nhà đẹp 4m, mẫu nhà đẹp

Một số mẫu mặt tiền công ty thiết kế xây dựng an cư đã thi công xây dựng mặt tiền đẹp tham khảo.

Nhà phố đẹp ở bình tân


Diện tích sàn: 75(m2)
Tổng diện tích xây dựng: 300(m2 )
Chủ đầu tư: A Chung
Địa chỉ: Tỉnh lộ 10, Bình Tân
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Việt và cộng sự


Nhà phố phong cách hiện đại đã bàn giao năm 2012 với 3.5 tháng thi công

Nhà ở dạng văn phòng cho thuê


Diện tích sàn: 90 (m2)
Tổng diện tích xây dựng: 630 (m2 )
Chủ đầu tư: ANH NHỰT
Địa chỉ: LÝ CHÁNH THẮNG QUẬN 3
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Hoà và cộng sự

Cấu Trúc: DT 5 x 18m, 1 trệt , 1 lửng , 5 lầu thiết kế dạng cao ốc văn phòng cho thuê

Thích hợp cho mọi ngành nghề kinh doanh , văn phòng , trường học , hệ thống phòng cháy chữa cháy, mặt tiền đường rộng, thoáng , giao thông thuận tiện

Biệt thự phố hiện đại ở quận 2


Diện tích sàn: 260(m2)
Tổng diện tích xây dựng: 740(m2 )
Chủ đầu tư: Anh Bùi Quang Hùng
Địa chỉ: Thảo Điền, Quận 2 tphcm
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Hoà và cộng sự


Nhắc đến quận 2 tphcm là người ta nghỉ ngay đến quận của các biệt thự phố rất đẹp. Cty xây dựng an cư rất vinh hạnh là cty thiết kế thi công rất nhiều biệt thự phố đẹp, hiện đại như thế này ở quận 2 này

Biệt thự phố hiện đại ở phú nhuận


Diện tích sàn: 80 (m2)
Tổng diện tích xây dựng: 350 (m2 )
Chủ đầu tư: HÀ TUẤN HÙNG 50 TUỔI
Địa chỉ: HUỲNH VĂN BÁNH PHÚ NHUẠN
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Việt và cộng sự



- Chủ đầu tư: HÀ TUẤN HÙNG

- Tổng quan dự án : 1 Trệt, 2 Lầu, Sân Thượng, Mái

+ Tổng diện tích sàn xây dựng: 350 m2

+ Diện tích xây dựng: 80 m2

+ Mật độ xây dựng: 90%

Biệt thự phố hiện đại ở quận Tân Phú


Diện tích sàn: 280m2
Tổng diện tích xây dựng: 840(m2 )
Chủ đầu tư: Anh Lê Hùng Sang 42 tuổi
Địa chỉ: Phú thọ hoà
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Hoà và cộng sự



Phòng khách sang trọng


Biệt thự hiện đại ở quận 2


Diện tích sàn: 260m2
Tổng diện tích xây dựng: 680m2
Chủ đầu tư: Anh Lê Tuấn Hùng 49 tuổi
Địa chỉ: Thảo Điền, Quận 2 tphcm
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Hoà và cộng sự



Phòng ngủ master


Phòng ngủ con gái lớn

Nhà ở kết hợp dịch vụ ở tphcm


Diện tích sàn: 100.8m8
Tổng diện tích xây dựng: 610m2
Chủ đầu tư: LÊ TRÌNH CÔNG
Địa chỉ: 3/2 QUẬN 10
Thiết kế bởi: Kts. Phạm Quốc Hoà và cộng sự


cty xây dựng an cư đã hoàn thiện căn nhà DT 5.6X18 Công trình là sự kết hợp phong cách kiến trúc hiện đại màu sắc nổi bậc phù hợp với vị trí sầm uất và nhộn nhịp trung tâm quận 10


Nội thất sang trọng và hài hoà



Không gian bếp hiện đai


Cải tạo và sửa chửa nhà ở sư vạn hạnh


Diện tích sàn: 3.2x16m
Tổng diện tích xây dựng: 230.4m2
Chủ đầu tư: ANH TRUNG
Địa chỉ: 1796/12 SƯ VẠN HẠNH
Thiết kế bởi: Kts. Lê Đình Hoài Nam và cộng sự


CTY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN CƯ ĐÃ CẢI TẠO HOÀN TOÀN CĂN NHÀ 1796/12 SƯ VẠN HẠNH VỚI SỰ THIẾT KẾ CỦA Kts. Lê Đình Hoài Nam và cộng sự CTY AN CƯ TIẾN HÀNH THI CÔNG CẢI TẠO VỪA ĐÚNG 60 NGÀY

Biệt thự phố hiện đại ở quận 12


Diện tích sàn: 8x20m
Tổng diện tích xây dựng: 512m2
Chủ đầu tư: Anh Minh Quyền
Địa chỉ: 128 DN3 NGUYỄN VĂN QUÁ Q12
Thiết kế bởi: Kts. Lê Đình Hoài Nam và cộng sự

Mẫu biệt thự phố sắp hoàn thiện này tuyệt đẹp phù hợp với những không gian xanh, người trẻ thành đạt với phong cách hiện đại

Thiết kế thi công xây dựng nhà ở gia đình quận 4


Diện tích sàn: 4x18m
Tổng diện tích xây dựng: 382m2
Chủ đầu tư: Anh công
Địa chỉ: Đoàn văn bơ, quận 4
Thiết kế bởi: Kts. Lê Đình Hoài Nam và cộng sự


Sau 115 ngày bao gồm thiết kế và thi công hoàn thiện công trình nhà ở gia đình anh Công đã đưa vào sử dụng đầu tháng 07/2013 với nội thất sang trọng, thiết kế kiến trúc hài hoà, kết cấu an toàn với cọc bê tông cốt thép gia cố nền móng, khung nhà bê tông cốt thép


Nội thất hiện đại với hệ thống cửa nhựa lõi thép và nhôm sơn tĩnh điện

Với thiết kế phù hợp với người ở tuổi trung niên

Thiết kế thi công xây dựng nhà ở gia đình quận tân bình

Sau 105 ngày bao gồm thiết kế và thi công hoàn thiện công trình nhà ở gia đình anh Công đã đưa vào sử dụng đầu tháng 07/2013 với nội thất sang trọng, thiết kế kiến trúc hài hoà, kết cấu an toàn với khung nhà bê tông cốt thép


Diện tích sàn: 3.6x14m
Tổng diện tích xây dựng: 265m2
Chủ đầu tư: anh Dũng
Địa chỉ: Phường 13 tân bình
Thiết kế bởi: Kts. Lê Đình Hoài Nam và cộng sự

Sau 105 ngày bao gồm thiết kế và thi công hoàn thiện công trình nhà ở gia đình anh Công đã đưa vào sử dụng đầu tháng 07/2013 với nội thất sang trọng, thiết kế kiến trúc hài hoà, kết cấu an toàn với khung nhà bê tông cốt thép

Kinh nghiệm thiết kế xây dựng nhà ở và những kiêng kị nên tránh khi làm nhà

Kỵ xây nhà ở đầu núi

Khi thiết kế thi công xây dựng nhà ở xây nhà ở nên kỵ ở chỗ giao nhau giữa hai quả núi nơi có dòng suối chảy qua bởi vì chỗ này tiềm ẩn nguy cơ núi lở (Mặc dù chỗ này đất đai khá bằng phẳng). Về mặt địa lí, hai quả núi sẽ quây thành hình cánh quạt, do nước ở suối chảy xiết trong nhiều năm sẽ từ từ cuốn đi phần đất cát phía dưới, đặc biệt là phần đất sét phù sa ở những con sông, thực tế rất nguy hiểm.

Bạn không nên vì thấy phong cảnh đẹp, giao thong thuận lợi mà chọn mua những ngôi nhà trên mảnh đất hình quạt này. Có nhiều chỗ dù cho phong cảnh đẹp đẽ xong nó tiềm ẩn trong đó nguy hiểm do núi lở hay nước cuốn.

Kỵ gió thổi quá to

Khi bạn đi mua nhà cần đi một vòng xem xét xung quanh để kiểm tra xem môi trường xung quanh có tồn tại điều gì bất cập không. Đầu tiên nên chú ý đến gió. Nếu thấy khu vực gần nhà mình có gió to, mạnh thì không nên mua.

Trong phong thủy học, người ta chú trọng nhất đến những khu vực được coi là “tàng phong tụ khí”, song nếu thế gió nhẹ mà lại nóng thì đó cũng là nơi không nên mua vì không khí sẽ không lưu thong được nhiều. Môi trường lí tưởng nhất để ở đó là nơi có gió thổi nhẹ, không khí trong lành, mát dịu và sảng khoái.



Kỵ tường trắng ngói xanh

Kiến trúc của ngôi nhà tuyệt đối kỵ dùng tường trắng ngói xanh vì những màu này đa số dung trong những linh đường, nhà mồ mả, nhà tưởng niệm…không thích hợp dùng để trang trí những ngôi nhà để ở.

Kỵ làm nhà ở gần chợ

Chợ ở những thành phố lớn vốn dĩ không thích hợp để làm nhà bởi đây là nơi giao thông đi lại hỗn loạn, lúc nào cũng có mùi xú uế của rác thải và ô nhiễm âm thanh do tiếng ồn ào. Nếu sống lâu ở những nơi như vậy, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với biệt thự thì càng phải tránh những chỗ chợ búa như vậy.


Kỵ hình dáng nhà quá đặc biệt

Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh địa ốc ở nước ta, nhu cầu về nhà ở cũng tăng không ngừng. Tâm lí con người thường thích mình có một cá tính riêng biệt không giống với ai, thế nên kiến trúc sư thường nghiên cứu và thiết kế ra những ngôi nhà đặc biệt mang dấu ấn của chủ nhà.

Dĩ nhiên có những ngôi nhà rất đẹp song cũng không ít ngôi nhà có hình dáng quái dị. Những ngôi nhà này không phù hợp với nguyên tắc của phong thủy, nếu sống trong đó lâu ngày sẽ khiến cho gia chủ cảm thấy không thoải mái hoặc sẽ đem lại vận xấu.

Kỵ tầng một của nhà quá cao

Khi chọn nhà cần quan sát môi trường xung quanh một cách cẩn thận. Nếu ngôi nhà của bạn quá cao, và bốn bên lại không có một chỗ dựa nào thì sẽ không tốt cho phong thủy. Sống lâu trong những ngôi nhà như thế này sẽ khiến bạn có tâm lí cô đơn. Nếu tầng một của nhà bạn quá cao trong khi các tầng khác lại thấp sẽ tạo thành kết cấu không hợp lí.

Kỵ cửa chính quá thấp

Nhà nhỏ mà cửa lớn đương nhiên là bất lợi, song nếu ngày nào cũng đi qua đi lại một cái cửa quá thấp thì cũng không thuận tiện. Độ cao của cửa nhà cũng có độ tiêu chuẩn giống như chiều cao của người trưởng thành. Nếu thấp dưới mức tiêu chuẩn, bạn sẽ phải cúi người để ra vào, không cần nói bạn cũng thấy sự bất lợi ra sao.

Kỵ mái nhà tròn và trong suốt

Trong quan niệm của người xưa thì trời tròng, đất vuông; hình tròn là động, hình vuông là tĩnh. Nhà ở nên tĩnh chứ không nên động. Chính vì thế những ngôi nhà hình tròn chỉ thích hợp để làm văn phòng công ty chứ không thích hợp dùng để ở. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi nhà dùng toàn bằng kính chỉ thích hợp với không gian văn phòng không có sự riêng tư, chứ không thích hợp đối với nhà ở.

Kỵ đất dốc, khí thoát ra ngoài

Ngôi nhà xây trên đất bị dốc tất nhiên là bất lợi, khí sẽ thoát ra ngoài giống như nước chảy vào chỗ thấp hơn. Nếu muốn kiểm tra xem đất có bị dốc hay không có thể quan sát vào hôm trời mưa, xem nước mưa chảy đi đâu hoặc tập trung ở đâu.

Nhà kỵ bị phản ánh sáng

Trong kiến trúc hiện đại, những bức tường bằng kính ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Mặc dù những ngôi nhà này rất đẹp song nó lại tạo ra một sự “ô nhiễm ánh sáng” mới. Nếu bạn dùng kính phản quang để trang trí nhà thì ảnh hưởng của nó lại càng thêm nghiêm trọng, đồ vật hai bên trong nhà sẽ bị nứt. Một thời gian dài phải chịu sự phản quang này sẽ khiến tâm lí người sống trong nhà trở nên khô khan.

Mái nhà kỵ có tháp nhọn

Không nên sống trong những ngôi nhà mà đối diện là mái nhà được thiết kế với những tháp nhọn lớn. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dung để bắt song hoặc vì lí do mĩ quan phải xây tháp nhọn thì tốt nhất ta nên sống cách đó khoảng 200m. Nếu tháp đó vừa cao vừa gần nhà mình thì tốt nhất hãy che rèm ở các cửa để tránh bị ảnh hưởng.

Kỵ thiếu ánh sáng

Khi chọn nhà, không những phải chọn những chỗ không khí trong sạch thoáng mát mà còn phải đủ ánh sáng. Ngôi nhà không đủ ánh sáng sẽ khiến âm khí nặng nề, làm cho người sống trong đó một tâm lí bị đè nặng.

Kỵ thiết kế hành lang ở biệt thự

Thiết kế biệt thự thông thường phải mang những đặc sắc riêng, thế nên người ta hay dùng hành lang, tường vây, hòn non bộ…để trang trí. Tuy nhiên trong phong thủy học, trừ những nơi như công viên hay trang viên rộng lớn ra thông thường nên tránh thiết kế hành lang dài và uốn quanh nhà vì hành lang này sẽ làm đứt khí trong nhà. Chính vì thế không nên làm hành lang trong biệt thự.



Nguồn: Phong Thuy Tong Hop

10 Đại kỵ không thể không biết khi xây dựng nhà ở

Không chỉ dựa vào một nhân tố Phong Thủy, mà có thể cải biến được vận thế cũng như hoàn cảnh chỗ ở của chúng ta, sự cải biến của Phong Thủy cũng không thể có hiệu quả trong nháy mắt.
Nếu đã lựa chọn bài trí cách cục trong nhà ở, không thể không có sự thêm bớt gia giảm các thành phần trong nhà, nhưng làm thế nào để không phạm thêm sai lầm và mọi sự đều tốt đẹp. Đó chính là điều chúng tôi đề cập đến trong “Phong Thủy Nhà Ở 10 Đại Kỵ Không Thể Không Biết”.



Đại Kỵ 1:

Nếu cửa, cửa sổ mở ra ban công hoặc bên ngoài có ánh nắng chiếu vào chính diện với bếp hoặc thẳng ra cửa đi lại chính, có thể dùng rèm cửa che chắn thường xuyên liên tục.

Cửa ra vào chính đối với với chỗ ra ban công sẽ phạm phải cái gọi là “Xuyên Tâm Sát” trong nhà tiền bạc khó mà tích tụ, tất có việc phải phá tài.

Phương pháp hóa giải:

Đặt một Huyền Quan chắn giữa cửa lớn và cửa thông ra ban công, tại cửa lớn bố trí một bể cá (Hoặc dùng bình phong).

Có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn là treo rèm, nếu không ở ban công có thể kê đặt các loại cây cảnh để hãm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn.

Đại Kỵ 2:

Ban Công cũng không thể đối diện trực tiếp với phòng bếp, đây cũng có thể coi là một loại Xuyên Tâm, làm cho khả năng đoàn tụ nhất trí trong nhà yếu, con trai dễ “Ăn Phở”, đàn bà thích leo tường mà đi, con cháu không thích về nhà.

Phương pháp hóa giải:

Nên đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách cốt sao cho trong ngoài không thông nhau được là ổn.

Nếu là của đi thì dùng rèm che, cũng có thể đặt huyền quan ngăn cách nhưng phải làm sao cho không ảnh hưởng đến sự đi lại, chỉ cần chỗ ban công không thông thẳng với bếp là được.

Đại Kỵ 3:

Nếu như trên trần nhà đặt loa phát âm thanh lâu dài, hoặc trên sà nhà hay phát tiếng cót két, có thể coi như một lực lượng xung sát từ trên trần; nếu âm thanh đó ngay trên giường ngủ, thì người nằm dưới giường đó lâu dài sẽ phát sinh bệnh tật.

Phương pháp hóa giải:

Tốt nhất nên đặt giường ngủ cách xa chỗ đó, hoặc giải quyết dứt điểm không cho phát âm thanh là tốt nhất.

Đại Kỵ 4:

Nếu trong mệnh kỵ Thủy, trong nhà tất không nên bày bể cá, nếu chỉ biết rằng bày bể cá để tụ tài, mà không biết Hỷ Kỵ của chủ nhà có sự chuyên biệt kỵ húy. Nên nhận biết và tránh đi.

Phương pháp hóa giải:

Nên phân tích tứ trụ của chủ nhà để xem Hỷ Kỵ thế nào, từ đó rút ra các vật phẩm có tính chất kỵ với chủ nhà.

Đại Kỵ 5:

Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn; nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.

Phương pháp hóa giải:

Không nên dùng mái che mưa, như nhất định phải làm thì nên làm hình vòm, không được làm hình nhọn.

Đại Kỵ 6:



Lò bếp không thể đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp, cửa phòng, thường phạm vào sức khỏe không tốt và các việc không may mắn khác.

Phương pháp hóa giải:

Có thể tại cửa bếp dùng rèm hoặc bình phong che đi.

Đại Kỵ 7:

Trong nhà không nên tùy ý mà đặt gương kính, dễ tự mình phá vỡ Khí Trường trong nhà.
Có lúc do muốn mở rộng diện tích trong nhà mà đặt kính gương, tuy nhiên nếu là phòng ngủ thì tuyệt đối không được đặt kính, làm cho Khí trường bị phản xạ hỗn loạn.

Phương pháp hóa giải:

Nếu bắt buộc phải đặt gương chỉ nên treo một bên tường, nhất định không nên treo cả hai bên, đặc biệt là đối diện nhau, sẽ tạo thành phản xạ.

Nếu không nên dùng các vật dụng trong nhà đặt gương kính (phía trong tủ, trong phòng tắm, trong phòng thay đồ) dùng xong lại che khuất đi.

Đại Kỵ 8:

Trong nhà sử dụng cây cối chậu cảnh nên thận trọng lựa chọn. Không nên chọn lựa loại cây có lá dài nhọn, dễ làm cho chủ nhân dính vào các chuyện cãi cọ tranh chấp.

Các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tốt tươi tất trong nhà phạm vào các sự “Bất Can Tịnh – Không sạch sẽ”.

Phương pháp hóa giải:

Nên chọn các loại cây có bản lá to rộng, hoặc các loại cây hoa có sức sống khỏe.

Đại Kỵ 9:

Nhà Vệ Sinh tuyệt đối không được ở giữa nhà, đây là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Cung là Khí tổng quản cả chín cung trong nhà nên nếu để nó ô nhiễm thì tất là tài vận và sức khỏe trong nhà đều không tốt.

Phương pháp hóa giải:

Nếu như kiến trúc đã chọn phạm vào điều này thì tốt nhất nên sửa đổi, còn nếu không thể sửa thì nên dọn sạch sẽ chỗ đó, bồn tắm cũng cần rửa sạch sẽ thường xuyên, khả dĩ tạm được.

Đại Kỵ 10:

Ngoài các kiến trúc bên trong thì kiến trúc bên ngoài cũng rất quan yếu. Có người tại mặt ngoài nhà ở bỗng xây, đặt một vật nhô lên như đầu người, đây là điều đại kỵ, nó giống như một cục u máu chắn trước nhà. Đây là hình tượng bất hảo, rất nên tránh xa điều này.

Phương pháp hóa giải :

Nếu không phải là đặc biệt cần thiết thì không nên tạo dụng các hình tượng như vậy, còn nếu bắt buộc thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia.

Thiết kế xây dựng nhà đẹp có nên tin hoàn toàn theo phong thuỷ

Sau loạt bài “Bát nháo làm tiền từ phong thủy”, một kiến trúc sư đã kể lại những câu chuyện dở cười dở mếu trong nghề từ các “thầy” và những khách hàng mê muội.



Phong thủy "trói tay" nhà thiết kế

Phong thủy trong kiến trúc xưa nay vừa mang yếu tố khoa học vừa mang tính tâm lý cao. Theo đó một công trình được xem là có phong thủy tốt khi công trình ấy được thiết kế khoa học, hợp lý về công năng sử dụng, an toàn về kết cấu, có tính thẩm mỹ không xa lạ với văn hóa, tập quán dân tộc và trên hết tạo được sự thoải mái trong tâm lý, sức khỏe cho người sử dụng. Thế nhưng ngày nay có vẻ như trong suy nghĩ của không ít người thiết kế phong thủy đang ở thế đối đầu với kiến trúc, làm hỏng kiến trúc.

Nhiều yêu cầu vô lý

Trên thực tế, người thiết kế gặp không ít những yêu cầu vô lý của chủ nhà mà thực ra đằng sau những yêu cầu ấy là bóng dáng của “thầy phong thủy”.

Khi chuẩn bị cất nhà, thay vì người thiết kế là đối tượng cần gặp trước tiên thì với không ít chủ nhà đó lại là các “thầy phong thủy”. Trớ trêu là ngoài công việc chính nên làm là tư vấn về tuổi tác, hướng nhà, hướng bếp, ngày khởi công… thì không ít “thầy” đã lấn sân người thiết kế bằng việc “binh” luôn phương án bố trí cho công trình với số phòng cụ thể (không quan tâm có phù hợp nhu cầu hay không) với đầy đủ cung mệnh, số đen, số đỏ và buộc chủ nhà (mà thực ra là buộc người thiết kế) nhất nhất tuân theo nếu không muốn “tán gia bại sản”, “bệnh tật triền miên”, “gia đình ly tán”, “con cái bất kính”, “đoản mệnh vong thân”!

Số bậc cầu thang, hướng bếp… là những vấn đề thường xuyên được các thầy phong thủy quan tâm khi xây dựng nhà.

Người thiết kế khi này chỉ có thể bấm bụng vẽ theo hoặc “bỏ của chạy lấy người” nếu có lòng tự trọng nghề nghiệp hay khi dung hòa không xong giữa những yêu cầu vô lý từ “thầy phong thủy” và những kiến giải khoa học trong thiết kế. Nhiều “thầy” phán những câu mà gia chủ giàu có sung túc đâu chưa thấy đã thấy bất hòa với hàng xóm và ngay cả trong gia đình. Chẳng hạn như việc phải xây nhà mình cao hơn nhà lân cận “một cục gạch cũng được” hoặc dùng vật gì đấy “triệt” hướng nào đấy vốn phù hợp với tuổi của một thành viên trong nhà song lại “khắc” với chủ nhà.

Những vấn đề thường xuyên được các “thầy” quan tâm trong khi xây dựng nhà thường là hướng đặt bếp, số bậc cầu thang, chiều đi lên của cầu thang, lối vào nhà sau, vị trí đặt khu thờ cúng, hướng và vị trí mở cửa… Đôi khi các “thầy” đưa ra những “chống chỉ định” vô lý đến nỗi người liên quan chỉ có thể tuân thủ nếu… không xây dựng nhà hoặc chủ nhà đủ dũng khí tiết giảm hay bỏ hẳn những “chống chỉ định” ấy.

Thực tế đã xảy ra trường hợp “thầy” yêu cầu số bậc cầu thang phải rơi vào bậc sinh hoặc lão theo thứ tự sinh lão bệnh tử. Với chiều cao trung bình của công trình trên 3 m thì số bậc thường phải rơi vào bậc 21 (sinh) hoặc 22 (lão). Thế nhưng đã có “thầy” tính toán “giỏi” thế nào không rõ mà yêu cầu chủ nhà hai lầu nếu chọn bậc sinh, bậc lão như trên thì phải thống nhất cả hai tầng, song cộng lại hai tầng nhất thiết phải là… số bậc lẻ (?!) (số lẻ là số dương, hợp với nhà ở).

Có trường hợp người thiết kế đã phát cáu với “thầy phong thủy” khi trong quá trình tư vấn chủ nhà nhiều lần yêu cầu “thầy” tư vấn hướng bếp để người thiết kế bố trí, song để tỏ ra “rất quan trọng” “thầy” chỉ xuất hiện vào đúng ngày khởi công, khi mà hồ sơ thiết kế đã hoàn chỉnh từ A đến Z. Ngày ấy, “thầy” lật bản vẽ ra nói một câu: “Hướng bếp theo thiết kế hợp với nữ chủ nhà, song lại kỵ với người chồng nên nếu làm hướng bếp theo thiết kế thì phải chấp nhận cảnh… mạng vong!”.

Những câu phán của “thầy” khiến vợ chồng chủ nhà lập tức nổ ra “chiến tranh lạnh”, ngày khởi công phải dời lại, bản vẽ phải điều chỉnh và trên hết phát ngôn ấy thiếu tế nhị, phản văn hóa ứng xử vốn hết sức quan trọng đối với người làm công tác tư vấn, trong đó có tư vấn về phong thủy.

Tin mơ hồ vào vật phẩm

Trong quá trình tư vấn thiết kế, giới thiết kế còn thường xuyên gặp những tình huống dở cười dở mếu mang tên “phong thủy”. Ngày nay có vẻ là thời buổi thịnh hành của các vật phẩm phong thủy.

Theo các “thầy”, những con vật mang yếu tố phong thủy dễ mang lại sự may mắn, điềm lành, tài lộc, sức khỏe cho chủ nhà. Đã có không ít người tin vào uy phong của con tỳ hưu vốn không có hậu môn; nhiều người sẵn sàng mang cặp sư tử về “trấn trạch” nhà cửa, thể hiện sự thành đạt, thậm chí để “xưng vương” song ít ai hiểu sư tử vốn là linh vật… trấn giữ lăng mộ.

Khắc Phục Tán Khí Xấu, Tạo Tụ Khí Phong Thủy Tốt Cho Ngôi Nhà




Theo các chuyên gia phong thủy, con người có thể chế ngự nhà tán khí và tụ khí tốt bằng các giải pháp đơn giản trong kiến trúc và đời sống như dọn dẹp nhà sạch sẽ, thiết kế nhà hợp lý…

Dọn dẹp nhà sạch sẽ


Để chống hiện tượng tán khí của nhà ở, trong phong thủy có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên việc cốt yếu của vấn đề tụ khí hay tán khí chính là cấu trúc và vị trí của căn nhà, công sở đó với môi trường xung quanh nó. Một việc đơn giản và hiệu quả cao để chống tán khí chính là việc dọn dẹp sạch sẽ, tạo một môi trường sống lành mạnh cho không gian sinh hoạt của chính mình.

Chính việc sắp xếp những đồ đạc trong căn phòng ngăn nắp và thuận tiện trong sử dụng đã là một biện pháp hiệu quả để dẫn những nguồn năng lượng tốt tiến vào ngôi nhà cũng như loại bỏ được những nguồn năng lượng không tích cực đến từ những tương tác lộn xộn của đồ vật trong căn phòng đó.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng câu nói của phong thủy cổ truyền “Khí gặp Thủy thì dừng, gặp Phong thì tán”. Việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, tạo những tiểu cảnh sinh động trước mặt nhà hoặc những không gian sống cũng là một trong những biện pháp cải tạo môi trường cũng như giúp “tụ khí”. Ví dụ dùng bể cá trong nhà, khu tiểu cảnh dưới cầu thang…

Tuy nhiên, cần chú ý là các khu tiểu cảnh phải bố trí và sử dụng hợp lý để tránh độ ẩm, tiếng ồn, vệ sinh ảnh hưởng ngược lại đối với những người trong nhà.


Tránh thiết kế cửa nhà thẳng hàng

Để nghiên cứu và xác định được những vị trí tụ khí và tán khí cần nhiều công sức. Đã có một số nhà nghiên cứu áp dụng mô hình hóa khí phong thủy bằng mô hình cơ học chất lưu và thu được những kết quả đáng kể. Sau những nghiên cứu về khí, người ta đã rút ra nhiều kết luận có tính hệ thống. Dựa vào cấu trúc cụ thể của từng căn nhà khác nhau có thể đưa ra được kết luận căn bản căn nhà đó có tụ khí hay không.


Một ví dụ điển hình về căn nhà không tụ khí đó là cửa chính nhà và cửa sau của nhà đối nhau và thông ra phía sau nhà. Những căn nhà có cấu trúc cửa như vậy sẽ tạo ra một luồng khí đi dọc từ cửa chính nhà đi ra sau nhà và không tụ lại tại các phòng trong ngôi nhà. Những nguồn năng lượng dương từ môi trường sẽ di chuyển thẳng từ cửa trước ra cửa sau khiến năng lượng không nạp vào trong phòng sinh hoạt, dẫn tới cuộc sống của những con người nơi này trở nên không tốt lành.


Hay trường hợp nhà có cầu thang thẳng ra cửa chính cũng không tốt cho người trong nhà. Theo quan niệm phong thủy, ngôi nhà có cấu trúc này tài sản, tiền của trong nhà dần dần “đội nón ra đi”. Để khắc phục tình trạng này, phong thủy đã đưa ra một số biện pháp như di chuyển cửa lệch nhau để những căn phòng trong nhà, cầu thang nên có bước ngoặt vào trong mà không nên thẳng ra cửa chính… Căn nhà tiếp cận được với những dòng năng lượng tốt, giữ năng lượng này tích tụ lại trong nhà, giúp cho những người sinh sống trong đó trở nên tích cực hơn.


Chính bởi những tác động tích cực và tiêu cực của các dòng năng lượng trong việc thiết kế, xây dựng nhà cửa cần phải chú trọng đến những cấu trúc nhà sao cho những vị trí đặt cửa của căn nhà, căn phòng đón được khí cát lành và đồng thời giải phóng năng lượng tù đọng ra khỏi nơi đó.

Tuy nhiên, để có được sự chính xác nhất trong vấn đề tụ tán khí, cần phải có một nền tảng kiến thức vật lý và âm dương – ngũ hành vững chắc.

Vì vậy, khi thiết kế nhà nên tham khảo các ý kiến nhận xét của những chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Hướng dẫn thủ tục hoàn công xây dựng nhà ở

Nhiều người dân có tâm lý rất ngại khi tiến hành những công việc phải thông qua một thủ tục hành chính, nhất là những việc có liên quan đến xây dựng, trong đó có việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thủ tục hoàn công... Thực tế thì phía chính quyền đã có những quy định khá chi tiết về các thủ tục này.




I. Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở trên nền đất trống

- Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu, có xác nhận của UBND phường nơi tin xây dựng nhà (2 bản chính).

- Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

II. Hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà trên nền nhà cũ đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ gồm:

- Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).

* Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch.

- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính ).

- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).

III. Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở diện nhà nhà nước quản lý

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu).

- Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Hợp đồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).

- Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch.

- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).

- Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

IV.Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công).

- Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).

- Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).

- Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu xây dựng.

V. Gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà.

- Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà theo mẫu (1 bản chính).

- Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính).

Lưu ý: Chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng, sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủ tục xin phép xây dựng theo quy định.

VI. Hồ sơ xin hợp thức hóa xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III.

Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường phải ghi rõ tháng năm xây dựng.

VII. Hồ sơ xin tách phép xây dựng.

1) Trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm:

- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản).

- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất.

- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường.

- Bản vẽ QH tổng mặt bằng được duyệt (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cá nhân người xin tách phép trog việc xây dựng căn nhà (2 bản sao că chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng hoàn công ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xác nhận hoàn công, hợp thức hóa... chủ nhà nhớ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

10 loại công trình không cần xin giấy phép xây dựng



Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng, trong đó liệt kê 10 loại công trình được xây dựng mà không cần giấy phép. 6 loại công trình của Nhà nước hoặc các đơn vị bao gồm các công trình thuộc bí mật Nhà nước, được xác định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền
1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền
2. Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính
3. Công trình đã có thiết kế cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế
4. Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế
5. Kỹ thuật xây dựng đã có thiết kế bản vẽ thi công và công trình hạ tầng kỹ thuật (nhà máy xử lý rác, cấp thoát nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng tại vùng sâu vùng xa.
6. Xây dựng nhà ở thuộc vùng sâu vùng xa không cần xin giấy phép xây dựng

Có 4 loại công trình có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng không phải xin giấy phép khi xây dựng là:
1.Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng
2. Các công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu công trình
3. Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt
4. Các công trình thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Cũng theo thông tư, việc xin giấy phép xây dựng tạm thời chỉ được áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.
Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình phải tự tiến hành phá dỡ.

Hướng dẫn thủ tục cần thiết xin cấp phép xây dựng nhà ở



Nhiều người dân có tâm lý rất ngại khi tiến hành những công việc phải thông qua một thủ tục hành chính, nhất là những việc có liên quan đến xây dựng, trong đó có việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thủ tục hoàn công... Thực tế thì phía chính quyền đã có những quy định khá chi tiết về các thủ tục này.


I. Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở trên nền đất trống

- Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu, có xác nhận của UBND phường nơi tin xây dựng nhà (2 bản chính).

- Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

II. Hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà trên nền nhà cũ đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ gồm:

- Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).

* Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch.

- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính ).

- Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).

III. Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở diện nhà nhà nước quản lý

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu).

- Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Hợp đồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).

- Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch.

- Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).

- Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).

- Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

IV.Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công).

- Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).

- Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).

- Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu xây dựng.

V. Gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà.

- Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà theo mẫu (1 bản chính).

- Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính).

Lưu ý: Chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng, sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủ tục xin phép xây dựng theo quy định.

VI. Hồ sơ xin hợp thức hóa xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III.

Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường phải ghi rõ tháng năm xây dựng.

VII. Hồ sơ xin tách phép xây dựng.

1) Trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm:

- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản).

- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

2) Trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất.

- Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường.

- Bản vẽ QH tổng mặt bằng được duyệt (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).

- Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).

- Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cá nhân người xin tách phép trog việc xây dựng căn nhà (2 bản sao că chứng thực sao y).

- Bản vẽ hiện trạng hoàn công ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xác nhận hoàn công, hợp thức hóa... chủ nhà nhớ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

Popular Posts