Dưới đây là những hoàng cung đẹp nguy nga top đầu Châu Á hội tụ đủ từ bản sắc văn hóa đến sự hoàng tránh.Đây là những thiết kế cổ được đánh giá cao về nghệ thuật cũng như sự tỉ mỉ trong sáng tạo kiến trúc!
Hoàng cung Gyeongbokgung, Seoul, Hàn Quốc
Nằm giữa lòng Seoul lại là cung điện Gyeongbokgung cổ kính, uy nghiêm, nằm đối diện với quảng trường rộng lớn, nơi có hàng loạt các kiến trúc hiện. Khách du lịch hẳn khó cưỡng lại được cái đam mê được chiêm ngưỡng những mái ngói cao vút dát vàng, sàn nhà lát những viên gạch bạc, tượng đúc vàng nguyên khối có đính hàng ngàn viên kim cương…
Gyeonghoeru có 330 tòa nhà lớn nhỏ, công trình chính nổi trên hòn đảo nhân tạo bởi 48 cột đá, nơi Vua vẫn thường chiêu đãi yến tiệc với các vị khách ngoại quốc. Cung điện cũng bao gồm một khu vườn bậc thang, hồ lục giác và nơi các hoàng thái tử đọc sách, nghiên cứu bài giảng.
Cung điện Hoàng gia, Phnom Penh, Campuchia
Cung điện hoàng gia Campuchia nằm đối diện ngay mặt sông giữa thủ đô Phnom Penh, ngay sau những bức tường cao là một quảng trường, những mái ngói mạ vàng được thiết kế vô cùng công phu theo phong cách Khmer.
Kể từ khi được xây dựng vào năm 1866, nhiều đời Vua đã sống ở đây. Một nơi thu hút đông đảo khách tham quan tại cung điện là Phòng Khánh Tiết, nơi được trang trí cầu kì và xa hoa, vốn là nơi cử hành các nghi lễ hoàng gia, Cung điện hiện vẫn là nơi ở của Vua Sihamoni.
Hoàng cung, Bangkok, Thái Lan
Công trình được đặt vào năm 1782, dưới thời vua Rama, những đỉnh tháp cao vút lấp lánh ánh vàng bên dòng sông Chao Phraya. Hoàng Cung cũng là một tổ hợp các công trình kiến trúc bao gồm các chùa và cung điện. Mỗi vị Vua khi lên ngôi đều xây dựng thêm trong khuôn viên Hoàng cung các công trình khác nhau.
Mặc dù mang đậm màu sắc Phật giáo với phong cách kiến trúc của Thái, rất nhiều công trình ở đây vẫn mang hơi hướng Châu Âu. những hoa văn trang trí được tạo hình tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hoàng cung hiện không còn là nơi ở của Vua và hoàng tộc, song vẫn là nơi cử hành các lễ nghi quan trọng.
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
Với 800 cung và gần 8.900 phòng, công trình khổng lồ này được thiết kế bởi rất nhiều kiến trúc sư trong đó người thiết kế chính là người Việt Nam tên Nguyễn An. 24 vị hoàng đến dưới hai triều đại từ Nhà Minh đến Nhà Thanh đã trị vì và sinh sống tại đây trong suốt 5 thế kỷ.
Ước tính 1 triệu người đã làm việc liên tục từ năm 1406 đến 1420 mới hoàn thành toàn bộ công trình, tọa lạc trên diện tích 720 ngàn m2. Ngày nay Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng lưu giữ rất nhiều bộ sưu tập nghệ thuật bằng gỗ và cổ vật có giá trị.
Lâu đài Matsumoto, Nhật Bản
Hoàn thành từ 1593 - 1594, Matsumoto cũng là một trong số những cung điện đẹp nhất và còn giữ lại nguyên vẹn hình dáng ban đầu tại Nhật Bản. Với những lầu gác lợp ngói, tháp canh, cổng, những bức tường đất, Lâu đài Himeji, là một ví dụ điển hình của kiến trúc lâu đài Nhật Bản.
Lâu đài là tổ hợp của 83 tòa nhà, được xây dựng lại sau khi pháo đài bị tháo dỡ vài thập kỷ sau đó. Với hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của thời kỳ phong kiến Himeji không hề bị phá hủy bởi chiến tranh, động đất hay hỏa hoạn mà vẫn tồn tại với hình dáng ban đầu của mình. Năm 1993, lâu đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Cung điện Polata, Tây Tạng
Cung điện Polata là công trình kiến trúc hoành tráng nhất ở Tây Tạng. Nằm trên một ngọn núi Marpo Ri cao 130 m ở thung lũng Lhasa, cung điện được xây dựng từ năm 637 TCN, dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Songtsen Gampo.
Cung điện vẫn còn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho tới thế kỷ 17 khi được tích hợp vào những công trình lớn hơn của người Tây Tạng (Cung Trắng hoàn thành năm 1648 và Cung Ðỏ được khánh thành năm 1694). Công trình vĩ đại này có tới 7.000 công nhân, 1500 nghệ nhân và thợ thủ công tham gia.
Tổng hợp bởi Biệt thự đẹp
No comments:
Post a Comment