Friday, April 26, 2013

Tư vấn, xem Phong thủy Khai Vận là gì?

Tư vấn Phong thủy nhà ở - văn phòng - chung cư
Là việc ứng dụng phong thủy vào trong cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta, theo từng vị trí, địa điểm riêng biệt vào một thời vận nhất định, tức kết hợp Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, bạn có biết chúng ta đang sống ở vận 8: 2004 – 2023 hay không!.

Như bạn đã biết, chúng ta có thể áp dụng phong thủy để lựa chọn nơi sống tốt, bố trí cách cục cuộc đất, nội thất hợp lý, trước để có được sự bình an, sức khoẻ cho gia đình cũng như bản thân, sau nữa là gia đạo hoà thuận hạnh phúc, con cái thuận thảo học tập chăm chỉ, kế nữa là mọi thành viên có công việc tốt, sự nghiệp và tài lộc vững vàng. Đó là khi chúng ta đã hoà hợp, biết tận dụng Thiên Khí và Địa Khí vào cuộc sống của chính chúng ta. Nếu bạn đã làm được những điều trên, tức bạn đã biết tận dụng được tối đa 30% sức mạnh hỗ trợ có được từ Phong thuỷ vào trong cuộc sống.


Một khi bạn đã thực hiện được những điều vừa nói trên, chúng tôi xin chúc mừng bạn và bạn hãy hành nghề Phong thuỷ để giúp ích cho những người kém may mắn hơn. Cho nên, bạn không phải là đối tượng phục vụ của dịch vụ tư vấn phong thuỷ khai vận của chúng tôi.

Phong Thuỷ Khai Vận sẽ mang lại lợi ích gì?

1.      Tận dụng được những khu vực phong thủy tốt, tức có thiên khí - địa khí vượng,
2.      Phòng (hoá giải) và tránh được những khu vực phong thủy xấu, tức có thiên khí - địa khí suy,
3.      Kết hợp Thiên khí - Địa khí – Nhân khí có lợi cho từng thành viên trong gia đình, theo từng mục đích riêng biệt (như con cái học chăm chỉ, sức khoẻ cho cha mẹ,..v.v…).

Một lợi ích tiềm ẩn phải kể đến: chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể giúp bạn vừa có được phong thủy tốt, cùng với cách bố trí không gian hợp lý, đầy đủ các công năng, cũng như đảm bảo về mặt mỹ thuật (kiến trúc) và kỹ thuật (phong thủy). Vì chúng tôi hiểu rằng, bạn sẽ luôn lo lắng, nếu đã phù hợp về phương diện phong thủy nhưng về mặt tiện ích sử dụng và mặt thẩm mỹ thì thế nào?

Ngoài ra, chúng tôi còn có dịch vụ toàn diện khác, để mang lại tiện ích, tránh mất thời gian và tiết kiệm chi phí của bạn, đó là thiết kế phong thuỷ + thiết kế kiến trúc, để đảm bảo rằng bạn không chỉ có một tổ ấm phù hợp phong thủy, mà còn có một tổ ấm ấn tượng, đẹp. Bởi vì chúng tôi có chuyên môn và chuyên nghiệp trong cả hai lĩnh vực trên, đó là thế mạnh và sự khác biệt của chúng tôi.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, và muốn minh định rõ ràng với tất cả các bạn một lần nữa, phong thủy là công cụ trợ giúp (hỗ trợ thêm khoảng 30%), trợ lực thêm cho chúng ta trong cuộc sống, nếu chúng ta biết tận dụng, vì đó là Khoa học, có sự tính toán chính xác, có căn cứ nguồn gốc, chứ phong thủy không phải là chìa khoá vạn năng có thể làm được tất cả các yêu cầu của chúng ta. Trên có thiên vận, người có vận mệnh, trạch thì có trạch vận,…các bạn ạ!

Vì thế, nếu sau khi nhận được yêu cầu và thông tin, chúng tôi tiến hành kiểm tra bước đầu, nghiên cứu xong mà vị trí đó, hoặc ngày đó; hoặc sự vụ đó quá nguy hiểm cho các bạn mà không có giải pháp nào hoá giải được, hoặc có những yêu cầu không chính đáng, thì chúng tôi sẽ có một tư vấn chân thành cho các bạn, hoặc từ chối không tiến hành theo yêu của các bạn mong các bạn thông cảm. Chẳng hạn như: chúng tôi không thể biến bạn thành Tỷ phú Bill Gates thứ 2 hay Tỷ phú Lý Gia Thành thứ 2 được,..v.v… đó là sự thật. Nếu Phong thuỷ sư nào nói có thể hãy suy nghĩ thật kỹ! Tất cả những gì chúng tôi trình bày, chia sẻ cặn kẻ ở đây với các bạn vì đó là sự thật, trải nghiệm thực tiễn của chúng tôi mà rất ít người dám đối mặt với thực tế này.

Phong thuỷ Khai Vận có 2 hình thức chính:

1. Tư Vấn Phong Thuỷ Khai Vận Thường Niên ( Gia đình hoặc Doanh Nghiệp) - Phí thường niên
Nghĩa là sau khi chúng tôi thực hiện xong hồ sơ tư vấn lần thứ nhất và vẫn tiếp tục theo dõi, hướng dẫn cho thân chủ trong những năm kế tiếp theo lưu niên, lưu nguyệt,... cùng các sự vụ, mục đích khác nhau của thân chủ. Gói tư vấn gia đình << Xem chi tiết tại đây >>. Gói tư vấn doanh nghiệp theo thỏa thuận riêng.

2. Tư Vấn Phong Thuỷ Khai Vận Sự Vụ ( Gia đình hoặc Doanh Nghiệp) - Phí sự vụ (từng việc)
Nghĩa là sau khi chúng tôi thực hiện xong hồ sơ tư vấn lần thứ nhất và tiếp tục theo dõi hướng dẫn cho thân chủ khoảng từ 3 đến 6 tháng kế tiếp của lần thứ nhất. Tư vấn sự vụ gia đình << Xem chi tiết tại đây >>. Tư vấn sự vụ doanh nghiệp theo thỏa thuận riêng.

Phong Thuỷ Khai Vận phục vụ đối tượng và nhu cầu nào?

  1. Bạn cần lựa chọn mảnh đất để xây nhà, hoặc căn nhà (thuê hoặc mua), hoặc mặt bằng cơ sở kinh doanh để có phong thủy tốt;
  2. Bạn đang băn khoăn hoặc bất an về mảnh đất dự định xây nhà, hoặc căn nhà hiện hữu, hoặc cơ sở kinh doanh hiện tại có hợp phong thủy hay không? Và muốn hiểu rõ nguyên nhân vì sao sức khoẻ kém, cuộc sống luôn bất an, công việc & sự nghiệp không phát triển;
  3. Bạn đang cần cải tạo và cần sự trợ giúp của phong thủy cho căn nhà hiện hữu, hoặc cơ sở kinh doanh hiện tại, mặc dù bạn đã cố gắng tận lực (tận nhân lực tri thiên mệnh) nhưng vẫn chưa nhận được kết quả mỹ mãn;
  4. Hoặc bạn cần sự trợ giúp của phong thủy cho từng sự vụ cụ thể như:
    1. Cải thiện sức khoẻ cho thành viên trong gia đình;
    2. Cải thiện tài lộc;
    3. Chuyển đổi (thay đổi chổ ở, xuất ngoại hay công việc,…);
    4. Kết hôn;
    5. Gia đình hoà thuận;
    6. Ngăn chặn việc Cha/hoặc Mẹ hoặc chồng/hoặc vợ có quan hệ ngoài hôn nhân;
    7. Mong muốn có con;
    8. Con cái chăm học;
    9. Giải quyết việc kinh doanh hoặc buôn bán gặp nhiều khó khăn, bế tắc;
    10. Thường xuyên gặp những việc ngoài ý muốn như kiện tụng/thị phi, hoặc người hợp tác, người cộng tác hay bội ước,…
    11. Chọn thời điểm xây, cải tạo nhà hoặc cơ sở kinh doanh tốt;
    12. Chọn vị trí, kích thước, màu sắc thích hợp phong thuỷ cho các thiết bị, vật dụng trong nhà hoặc cơ sở kinh doanh;
    13. ...v.v…..
Phong Thuỷ Khai Vận thực hiện quy trình?

  1. Bạn vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi cụ thể như sau:
1.      Sự vụ (mục đích chính, yêu cầu) muốn tư vấn;
2.      Khoảng thời gian dự kiến hoặc một ngày xác định dự kiến thực hiện theo tây lịch của   bạn (ví như từ 8/8/2013 đến 9/9/2013 hoặc 8/8/2013,…).
3.      Hướng chính xác của căn nhà hoặc của cơ sở kinh doanh (hãy liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết cách xác định); hoặc tham khảo bài Phong thủy nhà ở: Cách xem tâm nhà và hướng nhà
4.      Năm xây dựng căn nhà, hoặc cơ sở kinh doanh (kèm theo năm dọn vào ở, khai thác kinh doanh);
5.      Đối với căn nhà bạn đã ở lâu: thì đã tu sửa bao nhiêu lần? Tu sửa những gì? Và vào các thời điểm nào?
6.      Các bản vẽ, hoạ đồ nhà với tỷ lệ và thể hiện vị trí như cổng, cửa, các phòng, cầu thang,… chính xác. (Bản vẽ thiết kế sơ bộ, hoặc bản vẽ kỹ thuật thi công, hoặc bản vẽ tay của chính bạn)
7.      Cho biết địa chỉ chính xác, và chỉ dẫn cách đến nhà cụ thể (nhằm tránh những địa chỉ khó tìm, số mới - số cũ).
8.      Diễn tả chi tiết khu vực xung quanh nhà hoặc cơ sở kinh doanh của bạn như: con đường, toà nhà cao, dòng sông, chợ, trường học, bệnh viện, đình chùa, nghĩa trang, v.v… tất cả những chi tiết này nằm ở vị trí nào của căn nhà như: trước mặt, bên trái, bên phải, phía sau, và khoảng cách của chúng bao xa đối với căn nhà. (đây là mục dành cho các bạn ở các nơi khác không ở tại Sài Gòn và Việt Nam). Nếu có được videoclip được từ trên cao quay xung quanh thì rất tốt.
9.      Nếu các bạn không ở tại Sài Gòn hoặc ở Việt Nam: hãy gởi file hình động (videoclip bằng máy quay phim hay bằng điện thoại) cho chúng tôi qua E.mail, hoặc đường link youtube. Còn các bạn ở tại Sài Gòn cũng có thể gởi để lưu làm tư liệu (vì riêng ở tại Sài Gòn chúng tôi sẽ đến tận nơi)
10.  Các bạn hãy liệt kê đầy đủ các thành viên sinh sống trong gia đình hoặc tất cả thành viên có trong cơ sở kinh doanh như: Họ tên, vai vế/chức vụ (Ông/bà; Cha/mẹ;…, hoặc Giám đốc; phó GĐ,…); Ngày tháng năm sinh tây lịch (có giờ sinh thì rất tốt); nghề nghiệp/chuyên môn;...v.v… càng chi tiết càng tốt.

Liên hệ: Cellphone: 0909 717 141 (Mr. Hải) - E.mail: phongthuykhaivan@gmail.com

*** Chúng tôi khuyến khích các bạn ở các địa phương khác (trừ ở Nước ngoài) nên sử dụng dịch vụ đến tận nơi, vì sự quan sát tận nơi (mục sở thị gồm: nhìn, nghe, ngửi, cảm nhận…cả bên ngoài, lẫn bên trong nhà) của chúng tôi sẽ chính xác hơn là chỉ hình dung qua diễn tả của các bạn.

  1. Kiểm tra thông tin (Nghiên cứu sơ bộ) sau khi nhận được thông tin, chúng tôi sẽ:
1.      Yêu cầu cung cấp thêm thông tin, hoặc giải thích rõ thông tin (nếu cần);
2.      Hỏi/ đặt một số câu hỏi chuyên môn để kiểm chứng (khi cần);
3.      Xem xét những khiếm khuyết của hồ sơ và đưa ra những giải pháp chính yếu nhất để giải quyết tận gốc theo yêu cầu của bạn, đồng thời kiểm tra khả năng, mức độ, điều kiện thực tế giải quyết khiếm khuyết của bạn (ví dụ: bạn có thể phá bỏ toilet ở đó và dời sang vị trí khác hay không?..v.v…) nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất theo điều kiện thực tiễn;
4.      Đánh giá tất cả các thông tin chúng tôi đã thu thập được để trả lời thực hiện hay không thực hiện yêu cầu tư vấn của bạn;
5.      Thông báo chi phí cụ thể với yêu cầu của bạn;
6.      Chỉ áp dụng tư vấn qua internet đối với thân chủ ở các địa phương khác (không ở Sài Gòn), hoặc ở nước ngoài.

  1. Triển khai tư vấn (Nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu, khảo sát thực tế) sau khi 2 bên đã thống nhất tiến hành dịch vụ và chúng tôi đã nhận được 50% chi phí ứng trước:
1.      Xem xét môi trường, hoàn cảnh xung quanh của cuộc đất, hoặc căn nhà, hoặc cơ sở kinh doanh thực tế để áp dụng thiết kế phong thuỷ;
2.      Hướng dẫn cách thiết kế, phân vị công năng (cổng, các cửa, phòng khách, phòng ngủ, bếp, toilet, cầu thang, thông tầng,…), bố trí mọi thiết bị, vật dụng thiết yếu trên bản vẽ mặt bằng từng tầng với tỷ lệ, kích thước rõ ràng và đầy đủ để tiện cho việc thiết kế của bạn; và nhận 50% chi phí còn lại.
3.      Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Kiến trúc sư của bạn (nếu có) để giải thích rõ ràng, cụ thể (trực tiếp hoặc điện thoại, e.mail);
4.      Đề ra các giải pháp tu sửa hoặc hoá giải thích hợp (nếu có);
5.      Chọn thời điểm tốt để động thổ, tu sửa và ngày giờ tốt nhập trạch (chúng tôi không đồng ý việc bạn sử dụng ngày giờ khác không phải do chúng tôi chọn)
6.      Theo dõi và hướng dẫn cho đến khi mọi việc hoàn tất.
7.      Giữ liên lạc từ 3 đến 6 tháng sau ngày hoàn tất để kiểm tra kết quả.
8.      Thời gian hoàn tất hồ sơ tư vấn là từ 05 đến 10 ngày.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm về chính sách bảo mật của chúng tôi, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0909 717 141 hoặc E.mail: phongthuykhaivan@gmail.com.

STT
PHONG THỦY
PHÍ SỰ VỤ
1
Phong thủy kiểm tra nhà hoặc văn phòng (hiện hữu)
18.000.000/ Nhà phố
30.000.000/ Căn hộ, Biệt thự,Văn phòng
2
Phong thủy thiết kế Toàn Diện
(Phong thủy + Bát tự + Chọn Ngày)
60.000.000/địa điểm/gói dv
3
Chọn lựa nhà hoặc văn phòng
30.000.000/3 địa điểm/ lần
4
Chọn lựa Âm Trạch
/ huyệt/ lần
5
Hóa giải ngũ hoàng
1.500.000/ nhà/ lần
6
Hóa giải bệnh - thị phi
1.000.000/ nhà/ lần
7
Hóa giải tam sát
500.000/ nhà / lần
8
Hóa giải Thái tuế
500.000/ người/ lần
(***) Việc hóa giải từng năm đối với sự vụ được tính: Phí hóa giải + 18.000.000đ/lần tư vấn

(***) Trường hợp ở tỉnh, các địa phương khác không thuộc Sài Gòn:

         Phí tư vấn + Phí đi lại, Lưu trú (tùy theo địa điểm xa gần có mức khác nhau).

V. Phương thức tư vấn và đăng ký:

Công tác tư vấn được phân làm hai nhóm: xử lý hiện trường và tư vấn trực tiếp, nên cần phải có thời gian và các bước tiến hành cụ thể. Để thuận tiên cho công tác tư vấn chúng tôi luôn thực hiện theo lịch hẹn trước, anh/chị vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0909 717 141 (gặp Mr. Quý Hải).

VI. Phương thức thanh toán


Đồng ý sử dụng dịch vụ khi và chỉ khi thân chủ đã ứng trước 50% phí dịch vụ khi được thông báo tổng phí.


Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng:


NH ACB - số TK: 26575979 - người thụ hưởng: Quý Hải
Trân trọng

Wednesday, April 24, 2013

Bát tự luận mệnh: Người sinh ngày (Nhật chủ) Bính hỏa

Phong thủy khai vận - Thiên can “BÍNH “ là “LY” hỏa (dương) và "CẤN", là tia sáng mặt trời nên mạnh, nóng và rất nhanh.

Tính chất của người Thiên Can “BÍNH”

Người có thiên can “BÍNH” sáng dạ thông minh, trong suy nghĩ và hành động dứt khoát rõ ràng, dám làm dám chịu, có nghị lực để vượt qua các khó khăn. Nếu là nữ giới mang thiên can “BÍNH” thường hay nóng giận với những điều không chân thật, bản chất tốt tính nhưng hay nóng từ trong ra nên không được người quý mến, có khuôn mặt sáng. 

“BÍNH” trên khuôn mặt biểu hiện trên khu vực “trán”. Trán thấp thì kém, cuộc sống khó khăn, không có uy. Người có thiên can “BÍNH” có khuôn mặt sáng, mắt sáng, lời nói có uy, ngoại giao tốt. Nếu thiên về “HỎA” (LY) là động nên sẽ biến thiên vất vả, hay phải đi xa, chuyển đổi công việc. Trong trường hợp này cần bình tĩnh trọn lựa công việc cho phù hợp, nếu nhanh quá sẽ bị hỏng việc. “Hỏa” cung “LY” là trái tim nên người có thiên can “BÍNH” sống nặng về tình cảm nên thường bị thua thiệt với bạn bè. Nếu càng nhiều hỏa thì người đó sống không sâu sắc, nông nổi, hay ngộ nhận.

Người có thiên can “BÍNH” thiên về “CẤN” thường tích tụ những sự đòi hỏi tuyệt đối, soi xét và rất kỹ tính. Người có thiên can “BÍNH” đúng cách sẽ có tâm Phật, là Phật Quán Thế Âm nên ngay thẳng, thật thà, tính cương trực, không thể làm được những điều xấu. nếu sự tích tụ là “LY” (trái tim) sẽ hợp với công việc ngoại giao, nhà giáo, hiền triết viết sách, làm nghệ thuật luôn có hồn, cảm nhận về người khác rất tốt, biết thu phục người khác. “BÍNH” biến “ VÔ TÙ” nên không tránh khỏi oan trái trong cuộc sống, tốt quá sẽ hại vào thân, nhanh quá hóa hỏng đại sự; chính vì vậy người có thiên can “BÍNH” không nên đứng đầu trong mọi công việc. 

Người có thiên can “BÍNH” thiên về “LY” thường bị bệnh tim, trầm cảm, nhũn não, bại liệt. Nếu “BÍNH” thiên về “CẤN” sẽ bị bệnh dạ dày, đường ruột và các khối u (cần phải sử lý kịp thời khi mới có bệnh, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng). 

Người có thiên can “BÍNH” thường yêu thích “tâm linh” nên hay bị dính “căn”. Nếu là nữ giới hay thích ra trình “đồng”, nhưng nếu được học hành đến nơi đến chốn về “Tâm linh” thì sẽ không bị “BIẾN VÔ TÙ”. Người có thiên can “BÍNH” là nữ thường cao số, nếu có gò má cao thì “Sát chồng”. 

Bính hỏa mãnh liệt, gặp củi sợ hãi 

Bính tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Người Bính Hỏa tính khí cũng giống hệt như mặt trời, thích mang ánh sáng và những thứ của mình chia sẻ với người khác. 

Vì vậy người Bính Hỏa không ích kỷ, có tính cách hướng ngoại, sẵn sàng cống hiến. Giả dụ bạn muốn mượn tiền, hãy tìm người Bính Hỏa để mượn, cơ hội thành công sẽ rất cao. Người Bính Hỏa có tính cách tích cực và cởi mở như mặt trời, ý chí tiến thủ mạnh mẽ, tình cảm phong phú, thích hợp để làm lãnh đạo. 

Nếu như Bát tự của người Bính Hỏa quá nóng, sẽ rất dễ trở thành người tính tình thô bạo. Vì có ý chí phấn đấu rất mạnh mẽ, hoàn cảnh càng ác liệt, càng khiến họ nỗ lực tiến lên, đó là do Hỏa có đặc tính là không ngừng bốc lên trên. Người có Bát tự vượng Hỏa, ý chí tiến thủ vô cùng mãnh liệt, tính tình hào phóng, cởi mở, vui vẻ giúp đỡ mọi người. Ngược lại, người trong Bát tự nhiều Thủy, thích yên phận, thiếu chí tiến thủ. 

Bát tự Marin Cilic: 28/09/1988
Giờ
Ngày
Tháng
Năm

Bính Tuất
Tân Dậu
Mậu Thìn

Mậu Tân Đinh
Tân
Mậu Ất Quý


Cổ nhân nỏi: "Bính Hỏa mãnh liệt, coi thường sương tuyết, luyện được Canh Kim, gặp Tân sợ khiếp”. Ý là uy lực của Bính Hỏa rất lớn, ngay cả sương tuyết cũng phải sợ nó, Canh Kim cứng rắn cũng bị nó nung chảy, nhưng khi gặp Tân Kim nó lại sợ hãi. Vì Tân Kim hợp hóa Thủy, Bính vốn là Hỏa của mặt trời mãnh liệt, nhưng khi gặp Tân Kim, Bính Hỏa sẽ bị dập tắt, và còn sinh ra một lượng lớn Thủy. Vì vậy, đại vận đi đến Bính Hỏa, phải lưu ý xem Bính có hợp với Tân trong Bát tự để hóa thành Thủy hay không. Nếu có, không những trong 10 năm này không có Hỏa, mà ngược lại sẽ có rất nhiều Thủy. Nếu không nhận thức được điểm này, sẽ rơi vào cái bẫy của Bát tự. 

Người Bính Hỏa thích gặp Mộc nhất; nếu như Thổ quá nhiều sẽ gây cản trở cho người Bính Hỏa, giống như bị rơi vào ma trận.

Tuesday, April 23, 2013

Phong tục: Nguyên Tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy

[Phong thuỷ khai vận] I. Nghi-Thức Cúng Gia-Tiên: Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.

II. Định-Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy:

a. Cúng
Khi có giỗ Tết, gia-chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ-bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu-kính, biết ơn, và cầu phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình-thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.

b. Khấn (*)
Khấn là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)

c. Vái
Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).

d. Lạy 
Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.

- Thế Lạy Của Đàn Ông:
Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ý-Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa-học và vững-vàng. Sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng-bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn-bị đứng lên cũng vậy. Sở-dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững-vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy phủ-phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng-thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập-luyện hằng-ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh-thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn-thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng-bằng.

- Thế Lạy Của Đàn Bà:
Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ý Nghĩa của Lạy dưới đây). Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng-dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển-chuyển tha-thướt, tượng-trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất-tiện là khi mặc âu-phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao-niên còn áp-dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc-Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.

Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền-thống rất có ý-nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang-nghiêm trong lúc cúng tổ-tiên. Nếu muốn giữ phong-tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh-niên phải có lòng tự-nguyện. Muốn áp-dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập-dượt lâu mới nhuần-nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.

III . Ý-Nghĩa của Lạy và Vái 
Số lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

a. Ý-Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái
Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.
Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.
Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

b. Ý-Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đã được phổ biến trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch, thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo. Tuy-nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.
Trong trường-hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu-phục, nếu cảm thấy khó-khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

c. Ý-Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái
Bốn lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú-ngụ.
Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.

d.Ý-Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt. 
Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

IV Kết Luận
Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Tác giả Khải-Chính Phạm Kim-Thư , nguồn :e-cadao

(*) Góp ý thêm của TRANG CHỦ: Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.

Lễ khấn gồm các thủ tục như sau: (Chỉ nhớ đại khái mong quý vị cao niên dạy dỗ thêm cho để hiệu đính cho đúng để đời sau dùng)

1. Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.
2. Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ.
3. Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:

Duy .....quốc.....Tỉnh/Thị xa.... trang/gia tại... (số nhà). Việt lịch thứ 488..., thử nhật ... (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngọai thì thêm chữ tổ - hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.

Cúng giỗ

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

* Mấy đời tống giỗ

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.

Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can),; cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

* Cúng giỗ người chết yểu

Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mân, coi như người thân còn sốngtrong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.

Giỗ tết, Tế lễ

Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.

Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.


Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế. 

Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.

Sưu tầm: theo e-cadao

Luận mệnh: Có phải “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài; Gái Đinh, Nhâm, Quý qua hai lần đò”?

[Phong thủy khai vận] Trên thực tế, quan niệm “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài; Gái Đinh, Nhâm, Quý qua hai lần đò” gây không ít phiền phức, hệ lụy cho nhiều người. Từ chuyện kết hôn phải dẫn dâu hai lần đến chuyện các cặp vợ chồng chọn năm sinh cho con, những mong sinh được con trai trong năm “lợn vàng” (Đinh Hợi), “rắn vàng” (Quý Tỵ) để con có cuộc sống an nhàn, sung sướng sau này. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nếu không cẩn thận sẽ “xôi hỏng bỏng không”.

Thạc sĩ Vũ Đức Huynh, tác giả của gần chục cuốn sách về tử vi, tướng mạo cho rằng, từ thời xa xưa, các nhà tử vi, tướng số đã tổng hợp trên cơ sở 60 năm (lục thập hoa giáp) và đưa ra tổng kết chung về tính cách, năng lực, tình cảm, trí tuệ ở từng tuổi.


“Theo kết quả thống kê này thì phụ nữ có can Đinh, Nhâm, Quý thường không mấy suôn sẻ chuyện tình duyên. Chẳng hạn, nữ tuổi Đinh Sửu thường trăng hoa, Đinh Mão thì nhiều đời chồng, Nhâm Dần xung khắc hoặc cách trở tình duyên, Nhâm Tuất khắc phu, Quý Tỵ nhiều đời chồng.

Trong khi nam giới ở những tuổi đó thường là tốt đẹp. Nam tuổi Đinh Sửu sẽ sáng suốt, Đinh Mão mưu trí, Nhâm Dần có chức quyền, Nhâm Tuất vinh hiển, Qúy Tỵ thông minh, dễ thăng quan”, ông Huynh cho hay.

Dù thừa nhận đó chỉ là sự tổng kết theo kinh nghiệm song ông Huynh khẳng định “ít nhiều cũng có cơ sở”. Theo kết quả ông Huynh đưa ra, nam giới tuổi thuộc ba can Đinh, Nhâm, Quý về cơ bản tốt hơn nữ giới mang can đó.

Đinh, Nhâm, Quý là ba can quan trọng

Theo ông Vũ Quốc Trung, người có nhiều năm nghiên cứu về tử vi, kinh dịch cho rằng, lý giải điều đó phải dựa trên thuyết Âm
dinh nham quy

“Con người có hai bản thể tự nhiên do cha mẹ, trời đất sinh ra hay còn gọi là tiên thiên và bản thể tự nhiễm (sống trong hoàn cảnh, môi trường nào thì sẽ bị chi phối, tác động bởi chính hoàn cảnh, môi trường ấy, còn gọi là hậu thiên). Trong cổ học thì tiên thiên và hậu thiên có mối quan hệ qua lại với nhau. Tiên thiên tốt là tiền đề cho hậu thiên phát triển. Nhưng dù có sinh ra vào ngày giờ đẹp, mang can đẹp (trai Đinh, Nhâm, Quý) mà không có sự giáo dục, quan tâm chu đáo của gia đình thì cũng sẽ khó mà thành đạt”. Vũ Quốc Trung

Âm Dương, Ngũ hành.

Theo các thuyết này, hệ Can chi được chia ra như sau: Giáp – dương, Ất- âm, đều thuộc Mộc; Bính – dương, Đinh – âm, đều thuộc Hoả; Mậu – dương, Kỷ – âm, thuộc Thổ; Canh – dương, Tân – âm thuộc Kim; Nhâm – dương, Quý – âm thuộc Thủy.

Tương tự, 12 địa chỉ cũng chia ra làm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất – dương; Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi – âm. Trong đó, Tý, Hợi phương Bắc thuộc Thủy, Tỵ – Ngọ phương Nam thuộc Hỏa, Mão – Dần phương Đông thuộc Mộc, Dậu – Thân phương Tây thuộc Kim, còn hành Thổ ở chính giữa.

Theo quy luật, một can phải có âm dương hài hòa. Nếu đồng khí (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau. Do đó, phải có dương có âm và theo quy luật tương sinh mới tốt.

Từ đó có thể giải thích như sau: Nói “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài” là vì bản thân nam giới đã là dương rồi. Nếu mang can Đinh hoặc Quý là âm thì sẽ hài hòa âm dương. Ngược lại, vì nữ là âm, kết hợp với can Đinh hoặc Quý cũng là âm thì sẽ đồng khí, đẩy nhau, không tốt.

Còn với canh Nhâm thì Nhâm là dương, kết hợp với các chi Thân, Ngọ, Thìn, Dần, Tý, Tuất cũng là dương. Thế nhưng, Nhâm lại thuộc hành Thủy (âm) nên vẫn tốt đối với nam giới. Song với nữ lại không tốt vì người mang can đó có quá nhiều phần dương, do đó nữ giới thường có xu hướng “nam tính hóa”, như vậy là “khác người”, cuộc sống sẽ khó có thể suôn sẻ như các tuổi khác được, ông Trung lý giải.

Lý giải việc vì sao chỉ nói đến ba can Đinh, Nhâm, Quý mà không nói đến các can còn lại (Giáp, Ất, Bính, Mậu, Kỷ, Canh, Tân). Ông Trung cho rằng, vị trí của 12 chi là vị trí cố định theo hai trục Tý (Thủy) – Ngọ (Hỏa) là trục tung và Mão (Mộc) – Dậu (Kim) là trục hoành. Tương tự các can cũng chia trục như thế: Bính và Đinh thuộc Thủy, Nhâm và Quý thuộc Hỏa sẽ là trục tung. Trong khi đó, Thổ ở trung tâm. Vậy nên, người ta sẽ chỉ tính trục quan trọng hơn là trục Thủy – Hỏa (Bắc – Nam) chứ không xét trục Mộc – Kim (Đông – Tây) (xem hình vẽ dưới). “Điều đó lý giải vì sao người ta sẽ chỉ xét ở ba can Đinh, Nhâm, Quý chứ không xét rộng sang các can khác”, ông Trung khẳng định.
Cẩn thận để không chuốc phiền hà

Theo ông Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học – Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm đúc kết trong dân gian, người ta thấy rằng phụ nữ mang ba can Đinh, Nhâm, Quý đều là những người có cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, thông minh, nhanh nhẹn. Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống “xuất giá tòng phu”, người phụ nữ khi lập gia đình thì phải nhất nhất theo chồng. Vậy nên, suy luận logic thì phụ nữ có cá tính mạnh mẽ sẽ có tính tự lập cao, khó có thể răm rắp theo chồng được. Thế nên, chuyện họ trắc trở về đường tình duyên cũng là điều dễ hiểu.

Còn ông Vũ Quốc Trung bổ sung thêm: “Sở dĩ người ta nói gái Đinh, Nhâm, Quý qua “hai lần đò” vì ngày xưa quan niệm phụ nữ quan trọng nhất là chồng con. Còn đàn ông thì sự nghiệp là quan trọng hơn cả. Vậy nên, người xưa lấy chuyện “hai lần đò” ra để chỉ sự xui xẻo của phụ nữ.

Ông Vũ Quốc Trung nhấn mạnh: “Câu ca trên chẳng qua là sự suy luận logic theo cổ học chứ thực tế không hẳn vậy. Nó không áp dụng cho tất cả những ai sinh ra ở ba can đó (nam thì tài, gái thì “hai lần đò”) và chỉ mang tính ước lệ mà thôi”.

Nói về chuyện phải rước dâu hai lần với những người phụ nữ “cao số”, mang can Đinh, Nhâm, Quý khi kết hôn, ông Vũ Đức Huynh cho hay, đó chỉ là quan niệm dân gian, người ta làm thế để yên lòng thôi chứ không có căn cứ nào nói rằng nó sẽ hóa giải “cao số” cả.

“Mọi người không nên quá lệ thuộc vào quan niệm đó để chuốc phiền hà cho chính mình và con cháu mình. Nếu cô dâu, chú rể ở gần nhà nhau thì rước dâu hai lần còn có thể hợp lý chứ cách nhau tới ba, bốn trăm cây số làm sao mà thực hiện được? Chỉ tốn kém, mệt mỏi cho cả hai bên thôi”, ông nói.
Nhà phong thủy
Theo Kienthuc.net

Monday, April 22, 2013

Luận Mệnh: Đoán tính cách qua ngày sinh (2)

Phong thủy khai vận - Hãy nói cho chúng tôi biết bạn sinh vào ngày nào trong tháng, chúng tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào trong cuộc sống và tình yêu. Bạn nên dùng nhiệm ý, khởi ý (nghĩ đến và làm) để xem xét thì sự mầu nhiệm rất chính xác. Hãy thử 1 lần, không nên làm hai lần trong cùng 1 thời điểm (tác dụng như xin xăm quẻ). Phần tiếp theo của bài  "Luận Mệnh: Đoán tính cách qua ngày sinh 1"

Ngày 16. Bạn sống bằng lý trí hơn là bản năng. Quan tâm đến dư luận. Khá tò mò. Bạn thường yêu người khác xa với bạn về tuổi tác và bề ngoài. Bạn thích tình yêu bắt nguồn từ tình bạn và không thích tình yêu sét đánh. 

Ngày 17. Sống khác người nhưng thân thiện và hết lòng vì bạn bè. Bạn thường làm mọi việc theo cách riêng và để nó vượt xa giới hạn cho phép. Bạn hấp dẫn người yêu bằng tính cách vui nhộn đáng yêu. Bạn chắp nhặt những tính cách của những người đàn ông vĩ đại để dựng lên mẫu người yêu lý tưởng của mình.

Ngày 18. Nếu nhìn thoáng qua, bạn thuộc típ người trầm lặng. Trong thực tế bạn cũng vui vẻ nhưng còn tùy môi trường và tâm trạng. Đôi khi, bạn khó gần bởi tính bộc trực. Ngại thổ lộ tình cảm nên tình yêu của bạn buồn tẻ, ít lãng mạn. Bạn chỉ hấp dẫn đối tượng bằng lòng chân thành và sự chăm sóc chu đáo. 

Ngày 19. Có thể quản lý tốt mọi thứ, muốn tự chủ trong cuộc sống và thường được ngưỡng mộ nên bạn tự cảm thấy hơn những người xung quanh. Tình yêu của bạn chẳng giống ai cả, khó có điều gì ngăn cản được bạn khi yêu. Nếu cãi nhau với người yêu, bạn biết cách làm lành bằng những điều ngạc nhiên. 

Ngày 20. Bạn cẩn thận, kiên nhẫn, thông minh, tôn trọng tình bạn, biết định hướng trong cuộc sống và rất chú ý đến kết quả công việc. Trước khi yêu, bạn thường tìm hiểu kỹ và khi yêu, bạn không đòi hỏi. Sự chân thành giúp tình yêu của bạn tiến triển vững chắc và bền chặt. 

Ngày 21. Rất tò mò và hay bắt chước, bạn phục tùng người khác nhiều đến mức nịnh nọt, biết giấu bất đồng bằng nụ cười. Đời sống tình cảm thường có sóng gió. Tình yêu luôn là trò cút bắt với bạn. 

Ngày 22. Sống độc lập, có tính cách của một ông chủ nhưng không phải là người đứng đầu. Được mọi người thừa nhận khả nǎng và tin cậy. Bạn nên lắng nghe người khác nhiều hơn. Khi yêu, bạn lựa chọn đối tượng rất kỹ. Nếu ai phản bội lại bạn thì bạn chẳng thể dễ dàng bỏ qua. 

Ngày 23. Bạn ghét mọi sự sắp đặt. Là người độc lập, thích gặp thử thách. Luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm. Bạn yêu thích sự vui nhộn nên dễ gặp rắc rối trong chuyện yêu đương. Bạn có thể yêu một người đã lập gia đình mà không ai ngăn cản được. Bản chất khá dịu dàng mặc dù bạn không thể hiện. 

Ngày 24. Lạc quan trong cuộc sống, có năng khiếu giao tiếp nên được yêu quí và tin cậy. Khi cần giãi bày tâm sự mọi người sẽ tìm tới bạn đầu tiên. Thỉnh thoảng bạn yêu do muốn được biết mùi vị yêu đương. Bạn luôn làm người bạn yêu phải điên dại vì sự dịu dàng và lãng mạn. 

Ngày 25. Là người của công việc, không trở ngại nào có thể ngăn cản bạn thực hiện mục tiêu của mình. Phần chất này kết hợp với tinh thần trách nhiệm sẽ luôn mang lại thành công cho bạn. Chiều chuộng và trân trọng người yêu hơn cả bản thân mình. Tình yêu đối với bạn là tất cả. Bạn sẽ kết hôn sớm. 

Ngày 26. Ham học hỏi và rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh, thích du lịch. Bạn yêu nhanh, chán nhanh và luôn thích những tình yêu mới. 

Ngày 27. Là người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, hay khóc. Thường khép mình trong vỏ bọc, nhưng trong thực tế bạn là người rất đằm thắm. Dễ yêu cũng dễ bỏ. Chẳng ai có thể yêu bạn lâu được. 

Ngày 28. Có năng lực, tuy nhiên bạn lại luôn đánh giá không đúng khả năng của mình và để vuột mất những cơ hội thăng tiến. Tình yêu của bạn có quá nhiều thăng trầm. 

Ngày 29. Bạn có nhiều ý tưởng tuyệt vời và tin vào giác quan thứ 6. Tuy nhiên, bạn thường cảm thấy mệt mỏi với công việc và những người xung quanh. Nhìn vào mắt người khác, bạn có thể đọc được suy nghĩ của họ. Hay tưởng tượng và ghen tuông, bạn thường tạo ra các cuộc cãi vã với người yêu, đôi khi xử lý mọi thứ theo cảm tính. 

Ngày 30. Luôn có bạn bè ở xung quanh vì bạn vui nhộn và dễ gần. Luôn muốn điều khiển tình yêu nên bạn thường làm người yêu không hài lòng. 

Ngày 31. Cảm xúc của bạn rất khó đoán trước, dễ vui và cũng dễ buồn. Người khác thấy khó hiểu vì bạn luôn làm mọi việc trở nên phức tạp hơn. Bạn thường tìm hiểu kỹ trước khi yêu và kiên định với sự chọn lựa của mình. Người được chọn sẽ luôn là số 1. 

Lưu ý nhé: Bạn có thể dùng ngày Tây lịch để xem xét, nhưng cũng có thể dùng ngày Âm lịch để xem xét, tác dụng ở đây là nhiệm ý, khởi ý. Có khi đúng tí xíu cũng có khi đúng hết. Hãy thử một lần bạn sẽ biết. 

Sưu tầm: Nhà phong thủy

Sunday, April 21, 2013

Bát tự luận mệnh: Người sinh ngày (Nhật chủ) Ất mộc

Phong thủy khai vận - Thiên can “ẤT” tượng trưng cho “TỐN” (mộc) và “KHÔN” (thổ).

Tính chất của người có Thiên Can “ẤT”

Cái chung của người có thiên can “ẤT” là học giỏi, thi đỗ khoa bảng, “Ất” là hoa mầu nên mền mại và đẹp, tính nhu, là người ham học, nói năng đi vào lòng người. Thường người thiên can “ẤT” có thân hình dong dỏng, mắt đẹp. Thiên can “ẤT” sẽ biến vi vong hoặc “ất ơ” (lời nói không có trọng lượng, hay thay đổi, thiên về âm, không được quân tử như người có thiên can “GIÁP”.

Người có thiên can “ẤT” nếu có phúc sẽ sống thanh tao, tốt bụng, khéo vừa lòng người. Nếu thiên can “ẤT” thiên về “TỐN” (mộc) tính tình thường hay thay đổi, trong đời hay gặp khó khăn nhưng vì có “quý nhân” phù trợ nên đều được giải cứu ngoạn mục, cuộc sống không nghèo khổ, đủ ăn đủ mặc, dáng vóc dỏng cao đẹp; nếu thiên về “KHÔN” (thổ) dáng vóc sẽ béo tròn trùng trục, mắt đẹp, thông minh nhạy cảm, nói câu nào ra câu đó, tính cứng nhắc nhưng dễ mềm lòng, sống nhân từ, đôn hậu. Người có thiên can “ẤT” tựu chung thường hay thay đổi, dễ bị thuyết phục vì thương người, thường thua thiệt, thích làm phúc, hay bị lầm lẫn nhưng tỉnh ngộ nhanh, thích ăn hoa quả, thích có nhiều bạn bè nhưng bạn lại không giúp được. 

Căn bệnh hay gặp của người có thiên can “ẤT” thường ở tỳ vị, dạ dày, mật, bệnh ở vai. Người có thiên can “ẤT” nếu không chịu học hỏi, rèn tâm trí rất rễ bị “biến” nhưng nếu biết tu luyện, biết theo học người “hướng đạo” giỏi sẽ thành công và trở thành nổi tiếng trong vùng. Nữ giới có thiên can “ẤT” thường hay õng ẹo, thích làm đẹp, trong tình cảm thường hay “đứng núi này nhìn núi nọ” nên đường tình duyên không tốt, thường có hai ba lần đò. Người có thiên can “ẤT” thường giữ chữ tín, cả tin nên trong đời hay bị thua thiệt về kinh tế. 

Ất mộc quấn Giáp, hợp cả xuân thu

Nếu như nói Giáp Mộc tượng trưng cho cây đại thụ cao chọc trời, thì Ất Mộc lại tượng trưng cho loài dây leo yếu đuối. Loài dây leo cần nhất là bên cạnh có cây lớn để dựa dẫm. Nếu như nói loài dây leo là em gái, thì đại thụ sẽ là anh trai. Vì vậy người Ất Mộc cần có bạn bè, bề trên giúp đỡ. 

Người Ất Mộc dù là nam hay nữ, chỉ cần có anh trai hoặc chị gái, cũng đều là mệnh tốt. Nếu không, người Ất Mộc cũng phải tìm một Giáp Mộc để nương tựa vào, người này tốt nhất là vợ hoặc chồng. Phụ nữ Ất Mộc nếu tìm được người chồng Giáp Mộc, hoặc khi đại vận của chồng hành tới Giáp Mộc, cô ta sẽ đặc biệt yêu chồng. 

Bát tự Cristiano Ronaldo: 05/02/1985
Giờ
Ngày
Tháng
Năm

Ất Hợi
Mậu Dần
Ất Sửu

Nhâm Giáp
Giáp Bính Mậu
Kỷ Quý Tân


Sách cổ viết:"Đằng la hệ Giáp, khả xuân khả thu" (dây leo quấn quanh Giáp, thích hợp cả xuân thu). Người Ất Mộc chỉ cần tìm thấy Giáp Mộc để dựa dẫm, cho dù gặp hoàn cảnh nào cũng đều có thể dễ dàng vượt qua. Nếu như người Ất Mộc hành vận Giáp Mộc, giống như dây leo tìm được thân cây lớn, có thể bám vào để leo lên, đến vị trí cao nhất trong khu rừng. 

Uốn mình để thích hợp với người khác, thích ứng với hoàn cảnh, đây chính là đặc trưng của người mệnh Ất Mộc, cũng là thứ mà người Giáp Mộc không có. Giáp Mộc là đại thụ cao chọc trời, không cần phải thay đổi, không thể khom thân uốn mình. Ất Mộc thì ngược lại, điểm khác biệt của hai mệnh này ở chỗ: Giáp Mộc có thể độc lập thành công, Ất Mộc cần phải dựa dẫm vào người khác; nếu như không tìm thấy chỗ dựa, người Ất Mộc sẽ không thể thành công. 

Người Ất Mộc có Thủy lại có Hỏa mới có thể lớn lên khỏe mạnh. Phải cẩn thận khi Ất Mộc gặp Canh Kim, Ất Canh hợp Kim, Ất Mộc sẽ đánh mất mình, mức độ của loại hợp cục này có phân biệt lớn nhỏ. Nếu như người Ất Mộc bỏ đi nguyên tắc của mình, gặp Canh và hợp lại, đó sẽ là một người vợ “Vượng phu ích tử” hoặc một người chồng tốt.

Popular Posts