[Nhà Nguyễn] Hơn 450 cổ vật cung đình tiêu biểu của triều Nguyễn từ thế kỷ 17 đến 20 và các vật dụng vùng đồng bằng Nam Bộ được tái hiện tại triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong" tại TP HCM.
Triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong thế kỷ 17-20" được trưng bày tại Thư viện khoa học tổng hợp TP HCM với hơn 450 hiện vật như tượng thờ, kinh, sách, đồ sứ, hình ảnh chùa chiền, lăng mộ... Trong ảnh là các cổ vật tượng Hộ pháp bằng đá (thế kỷ 19), chuông đồng (thế kỷ 17), tượng Tiêu Diện bằng đồng (thế kỷ 19).
Triển lãm do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đồng tổ chức. Trong ảnh là tượng Bồ tát Quan thế âm bằng đá thế kỷ 18, một trong những bảo vật Phật giáo quý hiếm.
Tượng Hộ pháp bằng đồng thế kỷ 19.
Giới đao thời vua Tự Đức.
Như Ý Pháp Lam thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19.
Quạt thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19.
Phất Tử được làm từ đuôi ngựa trắng, thế kỷ 19.
Đồ sứ thời chúa Nguyễn, thế kỷ 18.
Ngoài các bảo vật, triển lãm còn giới thiệu các bản Kinh sách thời chúa Nguyễn.
Ngoài ra, các bức tranh chùa chiền, lăng mộ của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trương Ngọc Tường... cũng được giới thiệu trong triển lãm. Trong ảnh là kiểu thức mộ táng khá đặc biệt ở Hương Hồ - Thừa Thiên Huế.
Kiểu nấm mộ hình trứng ở Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế).
Kiểu nấm mộ hình trái đào ở Văn Quỳ (Hải Lăng, Quảng Trị).
Theo Tá Lâm - VnExpress
- [VnEx] Trưng bày cổ vật bằng ngọc
No comments:
Post a Comment