Sunday, July 21, 2013

Phương pháp để có cuộc sống An Vui - Hạnh Phúc

Hạnh phúc cần hiểu đúng[Phật Pháp - Đạo&Đời] Trong cuộc sống ngày nay rất nhiều biến động, vì thế chúng ta ai cũng mong cầu sự Bình An - Hạnh Phúc tuy rất giản dị nhưng sao lại khó như vậy? Bản thân chúng ta, mỗi người điều có định nghĩa và khái niệm về " Hạnh Phúc", " Bình An", " Giàu", " Nghèo", " Sang", " Hèn" khác nhau, đồng thời hoàn cảnh, gia cảnh cũng khác nhau "mỗi nhà mỗi cảnh" nên rất khó để có công thức chung cho chúng ta. Cho nên rất khó để chúng ta tranh luận, hay so sánh, "Ai là người hạnh phúc?" thay vì dùng thời gian để tranh luận, so sánh, chúng ta nên dùng thời gian đó để xây dựng ngay hạnh phúc cho chính mình, áp dụng vào chính gia đình mình. Thời gian không chờ ai cả các bạn ạ!

Với mục tiêu của phong thủy thực nghiệm là tất cả những gì học được phải được ứng dụng  vào cuộc sống thực tế (Học - Hành). Vì thế xin đăng lại đây những bài giảng đơn giản, thực tế, gần gũi với cuộc sống đời thường của chúng ta của Đại Đức Thích Pháp Hòa, các bạn hãy bỏ qua yếu tố khác biệt về tôn giáo.



Giữ vững hạnh phúc - ĐĐ. Thích Pháp Hòa

Tôi muốn hạnh phúc - ĐĐ Thích Pháp Hòa

Sống An Vui - ĐĐ Thích Pháp Hòa

Sống Vui với những gì mình có - ĐĐ Thích Pháp Hòa

Hạnh phúc ở đâu? - ĐĐ Thích Pháp Hòa


Chuyển khổ đau thành An Vui - PS. Tịnh Không

Ba điều giá trị trong đời - ĐĐ Thích Pháp Hòa


Hành trang cho đời - ĐĐ Thích Pháp Hòa


Wednesday, July 17, 2013

Làm thế nào phát tài, sức khỏe và hóa giải tai nạn

Pháp sư Tinh Không[Phật Pháp - Đạo & Đời] Sống trên đời này ai cũng mong cầu phát tài, có sức khỏe và không gặp tai nạn nhưng nó tùy thuộc vào số mạng (vận mệnh) của từng người. Nếu chúng ta là những người không có số mạng may mắn (số mệnh tốt) thì phải thế nào? Chúng tôi luôn tìm kiếm các phương pháp để giúp chính mình và thân chủ vượt qua tất cả các khổ nạn, có được sự bình an,... và chúng tôi cảm ngộ được phương pháp để giải quyết tận gốc những khổ nạn và xin đăng lại để giới thiệu với các bạn.


Muốn giàu có phải biết bố thí - Pháp sư Tịnh Không

Để vượt qua tai nạn - Pháp sư Tịnh Không

Để khắc phục được bệnh - Pháp sư Tịnh Không


Nhân quả Giàu & Nghèo - TT.Thích Chân Quang


Tôi muốn hạnh phúc - Thầy Pháp Hòa


Triết Lý về Tiền Bạc - TT. Thích Chân Quang

Thursday, July 4, 2013

Tần Thủy Hoàng: Thắng và Bại do Phong Thủy?

[Xem phong thủy] - Là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người nói rằng, ngoài tài năng và sự tàn bạo sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất được Trung Quốc là nhờ bố cục phong thủy đắc địa của kinh đô Hàm Dương. Thế nhưng, thành bởi phong thủy, bại cũng bởi phong thủy. Chẳng bao lâu sau khi thực hiện cuộc trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh, Tần Thủy Hoàng đột ngột lâm bệnh nặng rồi chết. Ba năm sau đó, đế quốc Đại Tần mà ông ta khổ công xây dựng đã bị thiêu rụi…

Thống nhất thiên hạ nhờ phong thủy.

Trong con mắt của các nhà phong thủy, Tần Thủy Hoàng sở dĩ thành đại nghiệp, tiêu diệt lục quốc, thống nhất Trung Quốc, trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là nhờ địa thế lý tưởng của sông núi mà nước Tần chiếm giữ.

Kinh đô Hàm Dương của nước Tần nằm ở phía Nam của núi Cửu Trọng, phía Bắc của dòng Vị Thủy, cả núi lẫn sông đều vượng dương khí, vì vậy nơi đây mới có tên là Hàm Dương. Nếu như nói rằng, nước Tần có được vùng Quan Trung như hổ mọc thêm cánh thì có thể nói Hàm Dương chính là cái vuốt sắc nhọn và lợi hại nhất của con hổ ấy. Thậm chí, có người nói rằng, không có sự phù trợ của kinh đô Hàm Dương, sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng chưa chắc đã hoàn thành dễ dàng như vậy.

Nằm dưới chân ngọn núi Cửu Trọng tráng lệ và hùng vĩ, bình nguyên Tần Xuyên dài 800 dặm mênh mang, lúc ẩn, lúc hiện. Thành cổ Hàm Dương nằm ngay trong lòng của bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn ấy. Vùng đất này có sản vật phong phú, đất đai màu mỡ, là nơi phát tích ra 12 vương triều Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường,… Có thể nói, Hàm Dương hoàn toàn không hổ danh là nơi đất tổ của “long mạch”.

Các nhà phong thủy cho rằng, một trong những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy là “y sơn, bàng thủy” (dựa vào núi và gần sông, biển). Núi giống như xương sống của đất và là kho thiên nhiên của con người. Còn sông, hồ, biển cả là suối nguồn sự sống của con người. Không có nước, con người không thể nào tồn tại được.

Trên bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn, có một dòng sông Vị Hà chảy xuôi xuống phía Nam, tạo nên sự phong phú cho long mạch vùng đất Hàm Dương. Sông Vị Hà là nhánh lớn nhất của dòng Hoàng Hà, con sông lớn nhất Trung Quốc. Chính vì vậy, có thể nói sự giàu có của Hàm Dương nhờ một phần rất lớn vào dòng sông này.

Truyền thuyết kể rằng, vào ngày lập xuân, Tần Vương Doanh Chính muốn làm lễ tế trời bên dòng sông Vị Hà. Khi đoàn người náo nhiệt kéo tới chỗ được lựa chọn làm lễ tế thì phát hiện trong dòng nước chảy của sông Vị Hà phát ra những âm thanh lạ kỳ, trong khi mặt nước vẫn tĩnh lặng, không hề xảy ra điều gì bất thường.

Sau khi đại lễ bắt đầu thì bỗng nhiên mây đen từ đâu kéo về che kín bầu trời. Khi mọi người còn đang hoảng hốt không hiểu lý do thì dòng Vị Hà sóng nổi cuồn cuộn, những ngọn sóng cao ngất tới tấp đánh vào bờ. Đoàn người tế lễ triều Tần vội vàng xông tới bảo vệ cho Tần Vương. Đúng lúc đó, đột nhiên từ dưới dòng nước bay vụt lên một con rồng màu xanh khiến bọt nước bay đầy trời. Tần Vương Doanh Chính đứng sững người, bình tĩnh quan sát tất cả sự việc đang xảy ra trước mắt mình.

Con rồng xanh sau khi xuất hiện, bay vòng quanh trên bầu trời ba vòng rồi hướng về phía Tần Vương Doanh Chính gật đầu ba cái. Sau đó, còn rồng lại một lần nữa bay vút lên trời cao rồi lao xuống dòng nước sông biến mất. Một lúc sau, dòng sông Vị Hà trở lại vẻ tĩnh lặng ban đầu. Từ đó về sau, sông Vị Hà được Tần Vương Doanh Chính gọi là Thánh Thủy (Sông Thánh).

Nhờ có được sự giúp đỡ của thần sông Vị Hà nên sau khi thành đại nghiệp, thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng tự coi mình thuộc về “thủy đức”. Căn cứ theo quan niệm Âm dương Ngũ hành thì nhà Chu thuộc “hỏa đức”, nhà Tần thay thế nhà Chu, thống nhất Trung Quốc đương nhiên thuộc “thủy đức”. Thủy đức vượng nhất vào tháng 10, vì vậy, khi lập pháp, nhà Tần lấy tháng 10 làm tháng đầu của năm.

Trong Ngũ hành, thủy đức ứng với màu đen, vì vậy, nhà Tần rất chuộng màu đen, từ quần áo tới cờ quạt, tất thảy đều có màu đen. Con số biểu tượng của thủy là số 6, vì vậy, tất cả đều lấy con số 6 làm chuẩn. Chẳng hạn như ấn tín, mũ quan đều dài và cao 6 tấc, xe rộng 6 thước (khoảng 1,8 mét), xe ngựa dùng 6 ngựa và cứ 6 thước thì tính là một bộ… Trong những ghi chép của triều đại nhà Tần, ở đâu cũng có thể thấy được dấu vết của “thủy đức”.

“Y sơn, bàng thủy” không chỉ là tiêu chuẩn lựa chọn của phong thủy, mà về mặt quân sự cũng phát huy những ý nghĩa quan trọng. Từ khi trở thành một chư hầu hùng cứ một phương, nhà Tần đã rất nhiều lần dời đô và gần như tất cả các lần dời đô ấy đều có liên quan tới phong thủy. Chẳng hạn, ban đầu nhà Tần lấy vùng Tần Ninh (nay là huyện Hoa, Thiểm Tây) làm trung tâm chính trị là do Tần Ninh có núi Phượng Hoàng che chở, Bắc có sông Vị Thủy, Tây Nam có các kênh đào bao quanh.

Tiếp đó, nước Tần lại chuyển kinh đô về Ung Thành. Nguyên nhân cũng là vì Ung Thành phía Đông giáp sông Hoành Thủy, phía Tây dựa vào ngọn Linh Sơn, phía Nam giáp Hãn Hà, phía Bắc thì có ngọn Quân Pha. Về mặt quân sự, phía Nam có thể khống chế đường nối giữa Hán Trung và Tứ Xuyên, Tây có thể quản chặt đường giao thông phía Tây. Sau đó, nhà Tần lại dời đô một lần nữa.

Lần này là tới Lịch Dương. Phía Bắc của Lịch Dương là giáp với ngoại tộc, phía Đông thông với ba nước Tam tấn là Hàn – Ngụy – Triệu. Có thể thấy rằng, mỗi lần dời đô, nước Tần đều chú ý chọn được vị trí có ưu thế nhất về mặt quân sự, từ đó mở rộng bản đồ lãnh thổ của mình.

Tới thời Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc này quyết định định đô ở Hàm Dương vẫn là vì nguyên nhân “dựa núi, gần sông biển”, tiến thoái đều dễ dàng, nhờ vậy cuối cùng đã thành được đại nghiệp thống nhất Trung Quốc. Theo đó, có thể thấy rằng vị trí địa lý và hoàn cảnh có vai trò thế nào đối với sự phát triển của một vương quốc.

Có thể nói rằng, nhờ vào vị trí phong thủy cực kỳ đắc địa của Hàm Dương mà Tần Vương Doanh Chính mới có thể đánh bại 6 nước chư hầu, biến nước Tần từ một chư hầu trở thành một vương triều và bản thân mình thì trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử.

Trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh

Thành Nam KinhSau khi giành được thiên hạ, thống nhất đất nước, do không muốn có kẻ nhòm ngó thiên hạ do mình khổ công giành được, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện chuyến Đông du để trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Đó là chuyện xảy ra vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 37, tức năm 210, cũng là năm Tần Thủy Hoàng mắc bệnh và qua đời.

Theo ghi chép của sử sách thì vào năm này, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện một chuyến Đông du về phía Đông Nam, xuất phát từ Tây An vào tháng 10, tới tháng 11 thì tới Vân Mộng rồi lên thuyền xuôi dòng sông đi xuống phía Nam. Khi Tần Thủy Hoàng đi tới vùng phụ cận Nam Kinh thì lên bờ ở bến Giang Thừa, vào trong thị trấn rồi tới Tiểu Đan Dương. Tiếp đó, theo đường thủy Thái Hồ đi tiếp xuống phía Nam, tới vùng Chiết Giang thì dừng lại.

Trên đường quay về, Tần Thủy Hoàng cũng qua sông ở đoạn Giang Thừa. Do chuyến Đông du của Tần Thủy Hoàng, Nam Kinh đã xuất hiện tuyến đường cao tốc đầu tiên, gọi là “Tần Hoàng trì đạo”. Vào thời bấy giờ, loại đường này gọi là quốc đạo, chỉ dùng cho hoàng gia. Đường này làm rộng và thoáng, cưỡi ngựa có thể chạy rất thoải mái và nhanh, do vậy mới có tên là “trì đạo” (trì nghĩa là cưỡi, phi ngựa).

Vì sao Tần Thủy Hoàng lại chọn tuyến đường này để thực hiện chuyến Đông du của mình? Theo sách “Dư địa chí” ghi chép, thì mục đích chủ yếu của Tần Thủy Hoàng là nhằm trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Chuyện kể rằng, trước đó, một thuật sỹ nói với Tần Thủy Hoàng rằng “Giang Đông (vùng Nam Kinh) có khí thiên tử”.

Vì vậy, Tần Thủy Hoàng mới quyết định thực hiện chuyến Đông du, lấy chính bản thân mình ra để trấn áp khí thiên tử này. Sách “Cảnh Định kiện khang chí” cũng có chép, khi Tần Thủy Hoàng vượt sông, thuật sỹ nọ lại đoán khí, nói một cách chi tiết về thời gian và địa điểm của luồng khí thiên tử nọ với Tần Thủy Hoàng: “500 năm sau, Kim Lăng sẽ có thiên tử khí”.

Ý nghĩa của câu nói này chính là sau 500 năm nữa, tại Nam Kinh sẽ sản sinh ra một vương triều mới. Theo truyền thuyết thì thuật sỹ nọ chính là Từ Phúc, người một năm trước đó đã theo lệnh của Tần Thủy Hoàng đi ra biển Đông cầu thuốc trường sinh bất lão. Từ Phúc cũng là ngự y của Tần Thủy Hoàng, vốn là người cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô ngày nay.

Tần Thủy Hoàng nghe thấy Từ Phúc nói như vậy thì thấy thất vọng vô cùng. Ông ta tự gọi mình là Thủy Hoàng (Hoàng đế đầu tiên) và mong muốn con cháu mình sẽ tiếp nối mình đến hàng vạn đời. Nay, theo lời của Từ Phúc thì sự thống trị của triều Tần cùng lắm cũng chỉ kéo dài được 500 năm. Như vậy là quá ngắn ngủi.

Vì thế, Tần Thủy Hoàng quyết định dừng chân tại Nam Kinh. Đây là lý do mà sử sách ghi chép về hành trình Đông du của Tần Thủy Hoàng đều có đoạn Tần Thủy Hoàng tới vùng phụ cận Nam Kinh thì dừng thuyền và lên bờ. Mục đích của Tần Thủy Hoàng là thay đổi phong thủy của đất Kim Lăng để trấn áp “khí thiên tử”, không cho phép mảnh đất này có thể sản sinh ra một vương triều mới thay thế triều Tần.

Người Trung Quốc xưa quan niệm, muốn thay đổi địa vị phong thủy của một vùng đất, có ba cách. Một là thay đổi dòng chảy của sông, hai là trấn khí ở những ngọn núi lớn, ba là đổi tên để làm thấp danh vọng của nó. Tần Thủy Hoàng vì muốn trấn áp triệt để khí thiên tử ở Nam Kinh nên thực hiện cùng lúc cả ba biện pháp trên.

Hành động đầu tiên của Tần Thủy Hoàng là thay đổi dòng chảy của dòng sông Tần Hoài. Sông Tần Hoài vốn có tên ban đầu là “Tàng Long Phố”, là một dòng sông đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy của Nam Kinh. Đây chính là con sông đã sản sinh ra nền văn minh lục triều và văn hóa đế vương ở mảnh đất Nam Kinh. Đồng thời, đây cũng là con sông “tiết khí”. Vào năm Minh Đế thứ 2 nhà Đông Tấn, khi Thẩm Sung, Tô Tuấn làm loạn, đã có hơn 3.000 người nhảy xuống sông Tần Hoài tự sát.

Đầu nguồn của sông Tần Hoài bắt nguồn từ hai nơi. Phía Đông bắt nguồn từ Mao Sơn còn phía Tây thì bắt nguồn từ Lô Sơn. Khi hai nhánh này chảy tới núi Phương Sơn thuộc địa phận Giang Ninh thì hợp làm một. Theo truyền thuyết thì con sông này vốn không chảy qua Nam Kinh, tuy nhiên Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho quân lính đào khoét núi Phương Sơn để con sông này chảy lên hướng Bắc, đi xuyên qua thành Nam Kinh, từ đó tạo nên sự xung đột và đẩy toàn bộ vương khí tồn tại ở Nam Kinh ra ngoài.

Vì vậy, người ta nói rằng, sở dĩ dòng sông Tần Hoài ngày nay chảy lên hướng Bắc và qua Nam Kinh là do Tần Thủy Hoàng thay đổi dòng chảy nhằm trấn áp vương khí của Nam Kinh. Con sông “Tàng Long” này cũng vì thế mà bắt đầu có tên là Tần Hoài.

Một điều khiến nhiều người thắc mắc là vì sao thuật sỹ của Tần Thủy Hoàng lại lựa chọn Phương Sơn mà không phải là một ngọn núi nào khác. Điều này cũng có liên quan tới phong thủy. Phương Sơn còn gọi là núi Thiên Ấn, là một ngọn núi lớn ở ngoại thành phía Nam của Nam Kinh. Ngày nay, ngọn núi này nằm ở bên bờ sông Tần Hoài, thuộc địa phận thị trấn Đông Sơn, khu Giang Ninh, là một trong những mảnh đất đắc địa về mặt phong thủy của Nam Kinh.

Vì vậy, xung quanh bốn phía của ngọn núi này đều được người ta lựa chọn làm nơi chôn cất của dòng họ mình. Ngọn núi này có dạng hình vuông, đứng thẳng, đỉnh khá bằng phẳng, vì vậy mới có tên là Phương Sơn (núi vuông). Ngoài ra, vì bốn phía đều vuông vắn, giống như một chiếc ngọc tỉ bằng đá tự nhiên nên người ta mới gọi nó là Thiên Ấn Sơn. Ngọc tỉ là ấn tín của Hoàng đế. Cách gọi này hình thành kể từ thời nhà Tần trở đi, và chỉ có ấn tín của Hoàng đế mới được gọi là ngọc tỉ, giống như cách Hoàng đế tự xưng mình là “trẫm”, chỉ duy nhất Hoàng đế được sử dụng.

Ngọn Phương Sơn còn có một “long nhãn” chính là con suối Bát Quái trên ngọn núi này. Con suối này không bị ảnh hưởng bởi sự hạn hán của thời tiết, lúc nào cũng có nước chảy. Điều kỳ lạ chính là, toàn bộ đất ở Phương Sơn đều có màu đen, chỉ có duy nhất đất ở xung quanh chân núi là có màu đỏ rực rỡ. Vì vậy, người ta mới gọi đất ở xung quanh ngọn núi này là “mực đóng dấu”.

Ngày nay, những người tới Phương Sơn đều có thể nghe một truyền thuyết rất phổ biến như sau: Một ngày, Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy chiếc ấn vàng của mình ra chơi, không may lỡ tay đánh rơi xuống hạ giới.

Chiến ấn vàng rơi đúng vào vị trí của núi Phương Sơn ngày nay, hóa thành một ngọn núi. Do vậy, ngọn núi này mới có hình dạng vuông vắn đặc biệt như vậy. Sau đó, Ngọc Hoàng phái hai vị Điện tiền thị vệ là Thanh Long và Hoàng Hổ xuống trần gian để bảo vệ ngọn núi này. Đây là lý do vì sao ở phía Đông và phía Tây Phương Sơn có hai ngọn núi tên là Thanh Long và Hoàng Hổ. Chính vì vậy, xét từ góc độ nào, Phương Sơn cũng là một ngọn núi thiêng.

Theo những câu chuyện dân gian còn lưu lại, sau khi “đuổi” vương khí ra khỏi Nam Kinh bằng cách thay đổi dòng Tần Hoài, Tần Thủy Hoàng vẫn sợ như vậy chưa triệt hết nguồn khí thiên tử nên đã dùng roi thần tự tay mình đánh thẳng vào ngọn núi này để trấn áp khí thiêng. Đây là chiêu thứ hai trong việc trấn áp khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng. Ban đầu, Tần Thủy Hoàng định dùng “roi thần” chặt đứt phần chân núi.

Tuy nhiên, roi quất xuống không đủ mạnh nên chân núi không đứt mà chỉ làm đứt phần sườn núi. Nửa phần trên bay về hướng Đông Nam hơn 30 dặm, rơi xuống hồ, trở thành màu đỏ như máu nên gọi là Xích Sơn.

Còn nhiều phần nhỏ hơn, bay ra xa khoảng 10 dặm, hình thành Thổ Sơn, Trúc Sơn, Đại Sơn,… Đòn trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Hổ hợp làm một, tiến sát lại núi Phương Sơn. Tần Thủy Hoàng thấy vậy, dùng roi thần đánh tiếp khiến hình thành Bán Biên Sơn.

“Long nhãn” cũng bị Tần Thủy Hoàng làm cho “bị thương”, không ngừng chảy “nước mắt”. Đây chính là suối nước nóng Thang Sơn mà sau này Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh rất thích tới để tắm khi chính quyền Quốc Dân Đảng còn đóng ở Nam Kinh.

Điều đương nhiên, đây chỉ là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Còn địa hình của Phương Sơn và những ngọn núi xung quanh là do kết quả vận động địa chất hàng trăm, hàng ngàn năm. Làm sao một người trần mắt thịt như Tần Thủy Hoàng lại có thể dùng roi mà sắp xếp được. Tuy nhiên, truyền thuyết này cho người ta thấy rằng, vào thời bấy giờ, chắc chắn Tần Thủy Hoàng đã tìm mọi cách để trấn áp “khí thiên tử” ở ngọn Phương Sơn này.

Chiêu thứ ba của Tần Thủy Hoàng để trấn áp khí thiên tử nơi đây chính là thay đổi tên gọi để hạ thấp uy vọng của mảnh đất này. Trong quan niệm phong thủy truyền thống của Trung Quốc, tên gọi có một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, sau khi đã “chặt đứt” khí thiên tử của Nam Kinh, để trừ hậu hoạ một cách vĩnh viễn và cũng là để người ta quên hẳn mảnh đất này, Tần Vương đã quyết định đổi tên Kim Lăng thành Mạt Lăng.

Mạt Lăng có ý nghĩa gì? Đây có thể nói là cái tên không hay ho nhất trong lịch sử của Kim Lăng và Nam Kinh ngày nay. Người Trung Quốc có thành ngữ nói rằng “Mạt mã lệ binh”, nghĩa là trước khi chiến tranh, cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí. Mạt Lăng, trong mắt của Tần Thủy Hoàng, chỉ là nơi mà ông ta cho ngựa ăn. Chiêu này của Tần Thủy Hoàng cực kỳ thâm hiểm. Sau khi con người đã tàn phá, làm hỏng toàn bộ thiên tử khí của mảnh đất này thì biến nó thành nơi để gia súc sinh sống.

Cho tới tận ngày nay, dải đất Giang Tô vẫn còn giữ tập quán nuôi ngựa. Sau khi gian thần thời Nam Tống là Tần Cối chết, nơi đây cũng bị dân chúng biến thành nơi nuôi ngựa để xỉ nhục họ Tần. Sau khi đổi tên, Tần Thủy Hoàng nhập Mạt Lăng vào Chương quận. Đến thời Tây Hán, Mạt Lăng mới được tách ra thành một quận riêng. Tới năm 128 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế trao Mạt Lăng cho con trai là Giang Đô Vương gọi là Mạt Lăng Hầu.

Tuy nhiên, có lẽ việc trấn khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng đã không đạt được mục đích như mong muốn, thậm chí còn quay lại phản tác dụng với chính bản thân ông ta. Sau khi dùng đủ chiêu trò trấn áp khí thiên tử của Nam Kinh, cũng trong chuyến Đông du lần đó, Tần Thủy Hoàng đột nhiên lâm bệnh nặng rồi qua đời. Tệ hơn nữa, sau đó chỉ vỏn vẹn 3 năm, triều Tần do ông ta lao tâm khổ tứ gây dựng đã bị đánh đổ.

Điều quan trọng là, mặc dù Tần Thủy Hoàng tìm mọi cách để trấn áp, song khí thiên tử của Nam Kinh dường như không hề bị tiêu diệt. Tới thời kỳ nhà Hán, đã có đạo sỹ nói: “Vùng Giang Đông có khí thiên tử”. Quả nhiên, chưa tới 500 năm sau đó, từ Nam Kinh đã xuất hiện vị Hoàng đế đầu tiên. Đó là chuyện xảy ra vào năm 229 khi Tôn Quyền xưng đế tại Vũ Xương, không lâu sau đó thì dời đô về Nam Kinh.

Sau đó, khi con cháu Tư Mã Ý đánh bại Thục, Ngô, thống nhất Trung Quốc, thành lập nhà Tây Tấn được 50 năm thì bị diệt vong. Hoàng thất triều Tây Tấn là Tư Mã Duệ tới Nam Kinh thì phát hiện ở ngọn Tưởng Sơn ngoại thành phía Đông có mây tím xuất hiện. Một đạo sỹ nói, đây chính là “khí thiên tử của Giang Đông”.

Duệ mừng lắm, bèn dừng lại ở Nam Kinh rồi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều Đông Tấn, kéo dài hơn trăm năm tại đây. Cũng bắt đầu từ đây, Nam Kinh trở thành mảnh đất đế kinh được nhiều triều đại lựa chọn làm trung tâm chính trị của quốc gia mình. Cho tới thời hiện đại, chính quyền Dân quốc cũng lựa chọn Nam Kinh làm thủ đô. Tuy nhiên, người ta nói rằng, dù không cắt đứt được khí thiên tử, nhưng những chiêu trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến mảnh đất Nam Kinh mắc phải lời nguyền, tất cả những triều đại đóng đô trên mảnh đất này đều không tồn tại được lâu, thậm chí bị tiêu diệt rất nhanh và cực kỳ thảm khốc.

Theo phunutoday

Tuesday, July 2, 2013

Bát tự luận mệnh: Người sinh ngày (Nhật chủ) Canh kim

Tranh phu nu ma dong[Phong thủy khai vận] - Người có thiên can “CANH” thuộc “Kim” +, là sắt thép cứng, lò luyện kim, vũ khí, là “Át Nhép” nên làm kinh tế rất tốt. Nếu thiên về “Chấn” sẽ hợp với con trưởng, tính cứng rắn, quyết đoán và mạnh mẽ.

Tính chất của người thiên can "Canh"

Nếu người có thiên can “CANH” thiên về “Càn” nhiều thì “CANH” sẽ là vua của ngã quỷ, nên đòi hỏi gốc gác của gia đình lúc này rất quan trọng (phải có phúc đức tổ tiên). Thông minh, tháo vát, tài chí nhưng phải biết tu luyện bản thân và chịu lắng nghe những góp ý chân thành của người khác sẽ thành công rạng danh, sung sướng mọi mặt.

Thiên can “CANH” là mũi kiếm, nam giới nếu không được học hành tử tế, kém hồng phúc của gia đình, không chịu tu thân sẽ trở thành kẻ lừa đảo, thích đánh nhau, nghiện rượu chè, cờ bạc. 

Vì “Canh biến vi cô” nên sẽ có những nỗi khổ chỉ một mình mình biết, nếu đã xảy ra lúc nhỏ thì lớn lên không bị nữa. Trong quá trình làm việc, công tác thường có lúc đơn độc phải tự quyết định, tự chiến đấu. Sẽ phải lĩnh hậu quả về kiếp nạn đời này nếu nợ kiếp trước hoặc sẽ gánh chịu bởi “nhân quả” của dòng tộc. Người mang thiên can “CANH” nếu chịu tu luyện Phật pháp, làm nhiều phúc đức cho chúng sinh sẽ tự giải thoát được cho chính mình nỗi nghiệp oan trái. 

Người có thiên can “CANH” có lợi nhiều hơn thiên can khác là kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng chặt chẽ về đồng tiền nên rất phù hợp với nghề kế toán, thủ quỹ. Nếu “CANH” thiên về “Càn” nhiều sẽ giỏi ngoại giao, nắm tâm lý người khác rất tốt. 

Bệnh thường gặp ở người có thiên can “CANH” là: xương cốt, gân, phổi, ruột già, gan và chân. 

Canh kim mang sát, gặp hỏa mà sắc

Thanh sat kim loai cungCanh kim là kim tính dương. Người có nhật nguyên Canh kim, dù là nam hay nữ, nếu hòa phóng cởi mở sẽ tốt. Nếu Canh kim rụt rè yếu đuối, thì khó mà nhập cách tốt. 

Người Giáp mộc phải cao lớn uy mãnh, người Ất mộc phải nho nhã tinh tế, người Bính hỏa phải béo tốt, người Đinh hỏa phải nhỏ nhắn, người Mậu thổ phải cường tráng rắn chắc như đá, người Kỷ thổ phải mềm dẻo khéo léo, đấy mới là mệnh tốt. Người Canh kim cần phải hào phóng cởi mở, cho dù là phụ nữ cũng vậy, nam giới thì càng cần phải mạnh mẽ hào sảng. Còn Tân kim lại là kim trang trí, nên yếu đuối kín đáo. 

Thiên can tính dương bị khắc mới có thể thành tài. Canh kim là quặng dưới lòng đất, làm thế nào để biến quặng thành thứ hữu dụng? Nhất thiết phải dùng Hỏa để tôi luyện, sau khi trải qua tôi rèn mới có thể phát huy được giá trị của mình. Vì vậy, người mệnh Canh kim cần phải được tôi luyện gọt giũa mới có thể thành công. Vậy người Canh kim cần loại người nào “mài giũa” nhất? Đó chính là người Đinh hỏa với bản tính tính toán chi ly. Chỉ cần Canh kim gặp Đinh hỏa, chắc chắn sẽ hiển quý phát tài; còn Đinh hỏa gặp Canh kim, tài phú sẽ dồi dào vô tận. Đinh hỏa và Canh kim gặp nhau, hai bên đều có lợi.

Bát tự Steffi Graf: 14/06/1969
Giờ
Ngày
Tháng
Năm

Canh Thân
Canh Ngọ
Kỷ Dậu

Canh Nhâm Mậu
Đinh Kỷ
Tân


Cổ nhân nói: “Canh kim đới sát, cương kiện vi tối, đắc thủy nhi thanh, đắc hỏa nhi nhuệ” (tức Canh kim mang sát, tốt nhất nên cứng rắn, gặp Thủy thì trong, gặp Hỏa thì sắc). Canh kim gặp Nhâm thủy sẽ trở nên đặc biệt thanh tú, phụ nữ sẽ có sức quyến rũ đặc biệt. Nếu Canh kim gặp Đinh hỏa, sẽ được xuất đầu lộ diện; nếu lại gặp được Giáp mộc, Đinh Giáp cùng thấu, người Canh kim có thể trở nên đại phú đại quý, được người khác tôn kính, danh lợi song toàn.

Canh kim chứa đựng sát khí, thời xưa, hành tinh vào mùa thu được gọi là “thu Canh”. Trong tôn giáo tất cả những ngày “ Canh Giáp” đều có nhiều người phạm tội, cần phải tổ chức nghi lễ tế trời để giải trừ tội nghiệp. Phụ nữ có mệnh “khắc chồng” cũng chỉ phụ nữ Canh kim. Người mệnh Canh kim phần lớn đều có cuộc đời trắc trở, đặc biệt là về phương diện tình yêu và hôn nhân, thường gặp nhiều sóng gió, đó là do Canh kim quá mạnh, sẽ gây ra đau khổ và tổn thương. Tỷ lệ phụ nữ Canh kim trở thành người đồng tính luyến ái cũng nhiều hơn so với những nhật nguyên khác. Đây là sự thể hiện của nhân quả kiếp trước trên Bát tự.

Monday, July 1, 2013

Phong thủy: Thế nào là kiêng kỵ trong phong thủy?

[Xem phong thủy] - Sách phong thủy nói nhiều về kiêng kỵ trong nhà ở. Nếu không được tính toán, bố cục phong thủy từ ban đầu thì việc áp dụng hết để tránh kiêng kỵ thì ngôi nhà nào cũng "có vấn đề". Khi đó lại đem vật phẩm phong thuỷ vào để hóa giải thì chỉ có tác dụng trấn an tâm lý, không thể thay đổi phần cứng (phần khung chính) căn nhà khi sự bố trí đã thiếu khoa học.
  • Nhiều người băn khoăn chuyện kê đồ đạc trong nhà phải chọn đồ sao cho hợp tuổi?
  • Có người thì thắc mắc trong phong thuỷ, phần khung ngăn chia cơ bản quan trọng hơn hay nội thất đồ đạc là quyết định?
  •  Chưa kể, có nhà đang làm thì không đủ kinh phí nên chỉ dừng lại ở phần thô rồi vào ở tạm, như vậy có bị xem là sai phong thuỷ hay không?
  • Nhiều website rao bán vật phẩm phong thủy đem lại "hiệu quả kỳ diệu" nhưng không biết thực hư vấn đề này như thế nào?
Các câu hỏi trên đều liên quan đến vấn đề trang trí nội thất, bố cục phong thủy sao cho hài hoà phong thuỷ. Cha ông ta vốn có câu "có kiêng có lành" hay bị hiểu sai là mê tín, là kiêng cữ thái quá, nhưng thực ra đó là thái độ ứng xử với bản thân và môi trường chung quanh sao cho hài hòa, khoa học.

Một số gia chủ thường lo lắng về tình trạng gia đạo không yên ấm mà nguyên nhân đa phần đều xuất phát từ cách bố trí không gian thiếu hài hoà phong thuỷbố cục phong thủy ban đầu đã có vấn đề. Một số cấu trúc nhà dễ khiến các thành viên rơi vào tình trạng "gần mặt mà vẫn cách lòng" như một số trường hợp sau:
  • Nhà ngăn chia phòng quá nhiều theo kiểu nhà trọ, trường khí chung sẽ bị chia cắt. Mọi người về đến nhà là "trốn" ngay vào phòng riêng. Cuộc sống hiện đại vốn bận rộn càng khiến các thành viên tách biệt nhau bởi kiểu ngăn phòng này. Từ đó gia đạo trở nên bất an chứ chẳng phải là do việc chọn đồ hợp tuổi, sắp đặt đúng vị trí hay không.
  • Nhà mở thông thống từ trước ra sau gây ra tán khí, mọi người cảm thấy thiếu sự riêng tư, luôn gây ảnh hưởng lẫn nhau. Dạng nhà phố có buôn bán, sản xuất ở tầng trệt mà không được ngăn cách khéo léo cũng làm cho người ở thấy ngột ngạt, thấy nhà mình lúc nào cũng như cái chợ. Lúc này việc đặt các vật phẩm phong thuỷ vào để hóa giải chỉ có tác dụng trấn an tâm lý, chứ không thể thay đổi phần cứng của ngôi nhà khi đã bố trí sai lệch, thiếu khoa học.
  • Nhà bố trí quá nhiều thiết bị điện tử, nghe nhìn, máy móc… khiến ngôi nhà không còn là nơi trú ẩn hay nghỉ ngơi nữa mà trở thành một văn phòng làm việc, chơi games hay lướt net, máy móc có từ tính trong nhà rất nhiều. Hệ quả là các thành viên thiếu quan tâm đến nhau, chỉ lo tận hưởng các tiện nghi vật chất trong khu vực của riêng mình. Do đó, chưa chắc việc hoàn thiện nhà theo kiểu khách sạn, tiện nghi đầy đủ hết đã là tốt nếu thiếu yếu tố gắn kết gia đình.
  • Nhà bố trí không gian đối ngoại rất phô trương nhưng chỉ hữu dụng khi có khách, dịp lễ tết và tập trung ở phía trước, còn thường ngày thì mọi sinh hoạt lại co cụm bề bộn ở phía sau. Thế hệ lớn tuổi hay chuộng đồ cổ, gỗ quý xà cừ, trong khi thế hệ trẻ hơn thì ưa vật dụng hiện đại, điều này cũng gây ra các xung đột ngấm ngầm trong sinh hoạt, lâu ngày thành ra không thể ngồi lại bên nhau có khi chỉ vì… một bộ ghế salon.
Việc chọn đồ dùng nội thất cũng cần tham khảo và dung hoà ý kiến các thành viên trong nhà, hoặc mỗi người nên nhường nhau một chút, và nó phải hài hòa không gian của gia đình, nhà chật hẹp mà đồ nhiều (thiếu sinh khí), hay nhà rộng mà người ít, đồ vật ít (âm hàn, lạnh lẽo). Xu hướng chung tại các nước đã phát triển hiện nay như Australia, Pháp… là giảm thiểu mang công việc về nhà, khuyến khích các ngày nghỉ cả gia đình đi ra ngoài thiên nhiên, thậm chí có những ngày "không tivi – không điện thoại – không máy tính" để mọi người quan tâm chăm sóc nhau nhiều hơn.

Đó chính là thái độ kiêng cữ hợp lý, nói cách khác là sự tôn trọng lẫn nhau, trân trọng không gian sống của gia đình mình cho dù kinh phí đầu tư có thể không nhiều.Tất cả các dạng nêu trên đều có thể khắc phục được nếu chủ động tính toán (bố cục phong thủy chức năng) từ đầu, đặt ra các tình huống cụ thể, làm nhà cho chính mình chứ không bắt chước dạng thức của người khác.

Chẳng hạn, nhà phố có nhu cầu buôn bán (hoặc cho thuê kinh doanh) thì nên phân bố các khu chức năng ngay từ đầu, thậm chí đưa bếp ăn và phòng khách lên lửng hoặc lầu để dành tầng trệt cho buôn bán và xe cộ. Hoặc vợ chồng già muốn ở nhà vườn thì nên làm nhà trệt và diện tích vừa phải (phù hợp với số nhân khẩu), chừa sân rộng có chỗ cho cho con cháu khi về vui chơi, còn thường ngày thì "bà chăm ông" không nên quá vất vả vì ngôi nhà rộng lớn. Hoặc nhà chật hẹp mà đồ nội thất, vật dụng choáng hết cả không gian, cho dù được xếp đúng vị trí.

Popular Posts