Friday, May 31, 2013

Phong thủy: Làm thế nào để có phong thủy tốt cho nhà ở và văn phòng?

La ban phong thuyPhong thuỷ nhà - Qua nhiều năm tư vấn, xem phong thủy, thực hành, kiểm nghiệm thực tế , chúng tôi thường xuyên được rất nhiều bạn hỏi “Vì sao tôi đã chọn được hướng Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức (tức Diên niên), Phục Vị theo đúng Mệnh Đông Tứ (hoặc Mệnh Tây Tứ) nhưng sao vẫn không có những điều tốt lành? Như các tài liêu phong thủy nói. Qua bài viết ngắn này, phong thủy thực nghiệm mong muốn gởi đến các bạn câu trả lời theo quan điểm của phong thủy chính tông của tiền nhân, để các bạn cùng chiêm nghiệm, kiểm nghiệm cho chính mình, người thân và bạn hữu.

Các bạn có nghĩ rằng chỉ việc chọn hướng nhà, văn phòng và cửa hàng theo sinh khí, thiên y,… là tốt đẹp rồi không?, Phong thủy có đơn giản như vậy không?. Có thể đúng, khi hướng đó là hướng vượng phát của Vận 8 này, môi trường xung quanh tốt, đó là sự may mắn. Nhưng đa số thường là sai, vì khi có hướng vượng mà môi trường bên ngoài, bố trí bên trong đều không đúng, hoặc bố trí bên trong có đúng mà bên ngoài không tốt thì vẫn là “Không tốt”. Bạn nhớ rằng môi trường bên ngoài rất quan trọng, tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy căn nhà, văn phòng và cửa hàng của mình. Quan điểm đó vẫn rất đúng theo khoa học hiện đại. Chẳng hạn, Bạn ở một khu vực mà không an ninh, tăm tối hoặc ô nhiễm không khí, tiếng ồn, lối đi lại không thuận lợi, theo bạn là tốt hay xấu.


Bạn nên biết rằng đỉnh cao của phong thủy là “Thiên – Địa – Nhân”, “Thiên Nhân hợp nhất”. Từ ngàn xưa cho đến nay, những bậc thầy phong thủy đều mong muốn tìm ra được sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố: Thiên, Địa, Nhân. Và kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất trong phong thủy, khi đã kết hợp được 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất thì sẽ tạo ra được một môi trường phong thủy hoàn chỉnh. Mức độ hoàn chỉnh sẽ giúp con người đạt được cả về giá trị sức khỏe, giá trị tinh thần, giá trị về công danh và giá trị về tài lộc. Do đó mong muốn lớn nhất của những bậc thầy phong thủy từ ngàn xưa cho đến nay đều muốn tạo ra được sự kết hợp hoàn chỉnh đó bằng nhiều phương pháp phong thủy có hệ thống. Theo chúng tôi nó như môn khoa học cải tạo môi trường.

Chúng tôi không ủng hộ quan điểm “MÊ TÍN DỊ ĐOAN”, nhưng chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào học thuyết phong thủy đúng đắn mà chúng tôi được truyền thụ, những kinh nghiệm sống thuận theo thiên nhiên của tiền nhân được tích luỹ và được gạn đục khơi trong hơn 4.000 năm qua, nếu so chiếu với khoa học hiện đại, thời đại hiện nay những điều đó vẫn còn giá trị, quan trọng là các bạn có được những hiểu biết đúng đắn hay không. Ví dụ: Năm 2012 (Nhâm Thìn) những nhà toạ Tây Bắc hướng Đông Nam khi bị xung, động thì bị ảnh hướng rất xấu, nhà có tang, sức khoẻ xấu, nói chung là mọi việc không thuận lợi.

Phong thủy chính tông là phong thủy có sự kết hợp 2 yếu tố không gian (Hậu thiên) và thời gian (Tiên Thiên) có thể nói nôm na là Thiên khí (Tiết khí, thời tiết, khí hậu của thiên nhiên theo mùa, năm, tháng ngày, giờ, đó là thời gian) và Địa khí ( khí, thổ nhưỡng tại vị trí địa lý cụ thể: phương Bắc, Nam, Đông, Tây,…). Còn Nhân khí là con người, mỗi người chúng ta là 1 tiểu vụ trụ được tạo nên bởi Ngũ hành (cơ thể chúng ta đều có Lục phủ, ngũ tạng) tại 1 thời điểm và địa điểm cụ thể, nên có từ trường (dân gian gọi là cơ địa) khác nhau, bên Đông Y khi chữa bệnh các thầy bắt mạch, bốc thuốc theo từng người, bên Tây Y cho toa thuốc (liều lượng) theo trọng lượng, chiều cao, độ tuổi của bệnh nhân, không có thuốc chung để chữa bá bệnh. Tất cả nền tảng cơ sở lý luận của Phong Thủy, Đông Y, Đoán vận mệnh (Tứ trụ - Bát tự, Tử Vi), Kỳ Môn Độn Giáp đều có nguồn gốc từ Kinh Dịch, nếu bạn ứng dụng phong thủy có nguồn gốc thì sự ứng nghiệm ( xấu, tốt, thời điểm xảy ra,…) các phong thủy sư đúng đắn đều có thể cho bạn biết, nếu không họ chỉ là lừa bịp.

Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về 2 yếu tố quyết định toàn bộ nền tảng của Phong Thủy, để các bạn hiểu chính xác về phong thủy, tuy dễ mà khó này. Và để có Phong thủy tốt phải có những yếu tố nào:

  1. Thời gian (Thiên khí): được chia làm tam nguyên - cửu vận: (Thượng nguyên, Trung Nguyên, và Hạ Nguyên, 9 VẬN từ 1,2,3 “Thượng”; 4,5,6 “Trung”; 7,8,9 “Hạ”) chúng ta đang sống ở VẬN 8: từ 2004 đến 2023, bạn sẽ thấy ngay tác dụng của VẬN (thời gian) trong phong thủy với câu nói này: “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà”, “Người có Nhân Vận, Nhà, Đất có Trạch Vận ”. Thời vận tốt của bạn chưa đến thì bạn khó có được những thành tựu lớn, thì Trạch (nhà, đất) không phải lúc nào cũng tốt mãi và cũng không phải xấu mãi, đến Vận tốt của nó thì người sống trong nhà là ai cũng sẽ tốt, “Không ai giàu Ba họ, Không ai khó Ba đời” đó là câu nói dân gian.
  1. Không gian (Địa khí): Địa khí là khí cụ thể của từng vị trí, phương vị cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Phương vị, toạ - hướng trong phong thủy có từng khái niệm, nhiệm vụ cụ thể.
Tám phương vị trong căn nhà (Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam) các bạn nên biết là nó đại diện cho từng thành viên trong gia đình, từng bộ phận cơ thể của con người, nó đại diện cho từng nhiệm vụ của từng vận khác nhau.

Sơn hướng (Toạ hướng): có 24 sơn hướng, cũng được phân theo âm dương, ngũ hành, tam nguyên (Thiên, Nhân, Địa). Tứ chính -Tứ Mạnh (Tứ đào hoa: Tý, Ngọ, Mão, Dậu); Tứ Ngung (Tứ quý: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) - Tứ Trọng (Dần Thân, Tị, Hợi); (Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân công thêm 4 quái: Càn, Khôn, Cấn, Tốn).

  1. Con người (Nhân Khí, Mệnh): con người chúng ta chịu sự tác động của 2 yếu tố không gian và thời gian. Thứ nhất: khi vừa ra đời bạn đã có định mệnh riêng của mình (đó là Tiên Thiên kết hợp Hậu Thiên, thời gian bạn ra đời, nơi bạn sinh ra), việc này bạn không thể quyết định được, đó là sự sắp đặt của Tạo Hoá (Định Mệnh, việc đã rồi đấy, tôi cũng không quyết định được mình sinh phải sinh ra vào nhà bố mẹ giàu có); cái định mệnh đó là nền tảng, tố chất, cơ sở hình thành của con người chúng ta đến khi trưởng thành, đó là tiền đề thứ nhất (Tiên Thiên), Thứ hai: khi lớn lên nếu chúng ta không học hỏi, sống chan hoà với mọi người thì đó là hành vi, con người bạn ở tiền đề thứ hai (Hậu Thiên), như vậy bạn ngày càng xấu đi so với Tiên Thiên (Định Mệnh). Nếu ở giai đoạn hai bạn biết học hỏi, sống hoà thuận, giỏi giang thì bạn đã “Nhân định thắng thiên”. Do đó con người chúng ta luôn luôn chịu sự tác động của 2 yếu tố không gian và thời gian.
Ví dụ: Khi chúng ta ở trong môi trường (phong thủy) xấu với những sự vật xấu, con người xấu, tại thời điểm X thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều là xấu. Nếu cũng tại thời điểm X đó, một bạn A nào đó được ở một môi trường khác tốt hơn thì bạn A đó sẽ tốt hơn chúng ta, đó là điều hiển nhiên.

Ở đây chúng ta sẽ không phân tích khía cạnh Số mệnh bạn A đó tốt nên bạn A đó được ở môi trường tốt. Chúng ta chỉ phân tích ở góc độ Không Gian và Thời gian trong phong thuỷ. Còn khía cạnh VẬN MỆNH CỦA CON NGƯỜI được ứng dụng như thế nào, chúng tôi sẽ có bài viết riêng hầu giúp các bạn hiểu rõ mình là ai để vận dụng. Bạn hãy thử chiêm nghiệm mình đang có vận tốt hay không, nếu bạn đang có Vận mệnh tốt thì Bạn cũng như Bạn A nào đó trong ví dụ trên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, hy vọng rằng chúng tôi có thể giúp các bạn nhiều hơn trong thời gian tới.

Thursday, May 30, 2013

Bí ẩn những lời tiên tri nổi tiếng thế giới

Tana Hoy tiên đoán về vụ đánh bom ở Oklahoma[Nhà Phong thuỷ] Đối với người Việt Nam, việc một người thân nào đó đã khuất lại xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta để báo trước một điều gì đó thì được gọi là báo mộng. Việc báo mộng này có thể đúng có thể sai nhưng thường là nội dung nằm trong những công việc trong gia đình. Tuy nhiên, trên thế giới có những giấc mơ kỳ lạ. Không có người báo mộng. Người ngủ mơ là người chứng kiến các sự việc mà chưa bao giờ họ nghĩ tới trong đầu và cũng chẳng liên quan gì đến cuộc sống của họ. Tuy vậy, chỉ rất ngắn sau đó, sự thực xảy ra đúng như vậy.

Có những giấc mơ thấy trước tương lai với độ chính xác đến giật mình. Vì sao vậy?

Những giấc mộng báo tin

Trong cuốn Thế giới kỳ bí của Nxb Thanh Hóa, nhiều giấc mơ như vậy đã được dẫn chứng: Ngày 29/8/1893 tại Mỹ, phóng viên Samson của tờ báo Hoàn cầu nằm nghỉ trên ghế sofa sau giờ làm việc. 7 giờ sau anh ta tỉnh dậy với một giấc mộng hết sức lạ lùng. Trong mơ anh ta thấy núi lửa Krakatoa phun trào khiến nhiều người chết và bị thương. Simson liền ngồi vào bàn làm việc và ghi lại giấc mơ lạ lùng này ra một tờ giấy.

Giấc mơ tiên triAnh ta viết: “ Một tai họa đã xảy ra. Núi lửa Krakatoa phun mạnh ở gần đảo Java, dung nham và đá bùn đã cuốn một đám người ra biển…”. Vì thấy giấc mơ kỳ lạ, Samsom ghi hai chữ “quan trọng” vào bên lề tờ giấy rồi về nhà. Khi ông tổng biên tập đến tòa soạn, thấy trên bàn làm việc của Samson có một bài viết. Cho rằng đây là tin Simson mới nhận tối qua nên ông cho đăng ngay vào mục tin khẩn.

Tin sốt dẻo này làm số lượng bán báo tăng đột biến. Sau đó, hàng chục tờ báo cũng đăng lên. Trước dư luận hoang mang, chính quyền phản ứng gay gắt và đòi hỏi chứng cứ. Vì đây chỉ là một giấc mơ nên Simson không thể giải thích được với tòa soạn nên anh lập tức bị đuổi việc. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau đó, núi lửa Krakatoa quả nhiên hoạt động rất mạnh. Hàng ngàn người thiệt mạng trong lần phun trào này. Giấc mơ đáng sợ của Samson trở thành hiện thực. Dư luận lại một lần nữa lên tiếng, nhưng đó là lời khen tờ báo Hoàn Cầu. Samson được coi là vị anh hùng của tờ báo. 

Ngày 3/3/1974, ở ngoại ô Paris, một máy bay DC-10 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ bị nạn, 346 người thiệt mạng. Trước khi xảy ra sự việc này, một nữ công dân Mỹ - bà Robins, đã biết trước sự việc. Ngày 16/2, bà nằm mơ thấy chuyện đó và đã báo trước “máy bay DC-10 đến London sẽ gặp nạn vào tháng 3 hoặc tháng 5, mấy trăm người chết, không ai thoát” nhưng không ai thèm chú ý. Ngày 24/2, bà lại nằm mơ thấy rõ ràng sự việc: máy bay từ paris đi London tai nạn xảy ra trong rừng … một tuần nữa xảy ra. Lời dự báo của Robins lần này được ghi âm và cục điều tra Liên bang gửi đến hãng hàng không để cảnh báo. Đáng tiếc là người ta đã không có biện pháp đề phòng nên tai nạn vẫn xảy ra.

Một dẫn chứng nữa về giấc mơ tiên tri là giấc mơ về hỏa hoạn của một nữ nhân viên cứu hỏa ở tiểu bang Georgia tên là Becky Denlinger. Ngày 8/11/1989 trong một giấc mơ khủng khiếp, bà thấy toàn thể nhân viên trong đội cứu hỏa của mình được huy động đến cứu khẩn cấp một tòa cao ốc đang bốc lửa vì bị một máy bay phản lực đâm nhầm vào. Cảnh tượng thật hỗn loạn và có rất nhiều người bị thương. Tiếng la hét và một tiếng nổ kinh hoàng. Kinh hãi tỉnh dậy, mồ hôi tỏa khắp người, bà kể lại giấc mơ kỳ lạ cho các nhân viên trong đội nghe. Nhiều người cho đó là hiện tượng tự kỷ ám thị. Chỉ sau đó không đầy một giờ, toàn bộ đội cứu hỏa của Becky Denlinger phải tức tốc lên đường cứu chữa một đám cháy lớn tại một cao ốc ở cách chỗ họ 60 km. Một phản lực của hải quân Mỹ đã bị nổ và đâm vào tòa nhà làm phát ra đám cháy lớn khiến nhiều người bị thương và hai người thiệt mạng.

Cõi mộng – thế giới còn nhiều bí ẩn

Giấc mơ điềm báoTheo học thuyết vô thức của Freud, nội dung mộng mị là những thông tin xuất phát từ cõi vô thức. Tùy theo tầm quan trọng của giấc mơ mà người ta nhớ hoặc quên đi khi tỉnh dậy. Nếu giấc mơ có ý nghĩa quan trọng người ta nhớ rành rọt và theo đó để hành động. Sở dĩ con người nhớ được giấc mơ là vì các thông tin được truyền tải qua một cầu nối từ cõi vô thức sang cõi hữu thức và được đưa vào bộ nhớ. Khi cầu này đóng thì giữa vô thức và hữu thức không còn liên lạc.

Một số quan điểm khác cho rằng giấc mơ là sự lặp lại những hình ảnh, âm thanh mà con người đã gặp trong ngày hoặc những chuyện người ta đã trải qua trong quá khứ. Hoặc theo nghĩa của từ ngữ thì mơ là biểu hiện của một sự thèm muốn, ao ước một điều gì đó mà chưa đạt được trong thực tế. Do chúng ta ao ước nên đầu óc hằng suy nghĩ đến điều đó. Dần dần những thông tin mong muốn đó ăn sâu vào bộ não chúng ta và chúng sẽ được não bộ tái tạo lại khi ta mơ ngủ. Tuy nhiên những điều này không thể giải thích cho những giấc mơ tiên tri nói trên, vốn có nội dung không hề liên quan đến mơ ước hay hiện thực cuộc sống của người mơ.

Trong một nỗ lực khám phá giấc mơ, mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên của giấc ngủ. Theo tin của Vietnamplus, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí uy tín Science, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thần kinh ATR ở Kyodo đã sử dụng máy quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác vị trí của phần não đã hoạt động trong những khoảnh khắc đầu tiên của giấc ngủ. 

Các nhà khoa học sau đó đã đánh thức những người đang ngủ mơ và hỏi họ về những hình ảnh họ nhìn thấy, một tiến trình được lặp lại 200 lần. Những câu trả lời này được so sánh với sơ đồ bộ não do máy quét MRI đưa ra, sau đó các nhà khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên những kết quả đó. Với những nỗ lực tiếp theo, họ đã có thể đoán được những hình ảnh mà các tình nguyện viên nhìn thấy với tỷ lệ chính xác là 60%, tăng thêm trên 70% với khoảng 15 biểu tượng cụ thể bao gồm con người, từ ngữ và sách báo.

Tuy nhiên, các nhà khoa học này cũng khẳng định, còn một chặng đường rất dài để con người hiểu hết về cơ chế của giấc mơ cũng như những ý nghĩa của nó. Như vậy, cõi mộng nói chung và những giấc mơ tiên tri nói riêng hiện tại vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải thích thấu đáo đối với nhân loại.


Bài đọc thêm:

Wednesday, May 29, 2013

Bát tự luận mệnh: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi người giàu có

Thái cực - Thìn rồngPhong thủy khai vận - Bài trước đã giới thiệu về bốn loại năng lượng cực đoan trên trái đất, tức Tý Ngọ Mão Dậu. Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu về nhóm mật mã thứ hai: Thìn Tuất Sửu Mùi, chúng được gọi là "Tứ khố" (bốn kho). Tý Ngọ Mão Dậu là mật mã của hoàng đế, vì người có Tý Ngọ Mão Dậu có tính khí cực đoan. Thìn Tuất Sửu Mùi là mật mã của người giàu có, vì khố (nhà kho) tượng trưng cho giàu có, người có Thìn Tuất Sửu Mùi sẽ có được tài phú. Ngoài ra, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, cũng tượng trưng cho bất động sản.

Làm thế nào để mở ra “kho tàng” phát đạt:

Tý Ngọ Mão Dậu tượng trưng cho phong thái của hoàng đế, dù là cá nhân hay tổ chức, chỉ khi có được sức mạnh cực đoan này mới dễ dàng thành đại sự. Nhưng chỉ dựa vào sức mạnh này thôi vẫn chưa đủ, còn phải dựa vào nhóm mật mã thứ hai. Vì Tý Ngọ Mão Dậu tượng trưng cho sự cực đoan, là anh hùng liệt sỹ trong chiến tranh. Nhưng muốn thành đại sự, cần phải có rất nhiều nhân tố phối hợp khác, như tứ khố Thìn Tuất Sửu Mùi.

Tứ khố tượng trưng cho điều gì? Thìn là Thủy khố  Tuất là Hỏa khố  Sửu là Kim khố  Mùi là Mộc khố  Ví dụ đối với Tý Thủy, chỉ có nó chưa thể thành công, cần phải dùng "thương khố" (kho tàng) để tích trữ nước lại, hình thành Thủy khố  như vậy mới có thể phát huy tối đa giá trị của nó. Điều này cũng giống như làm việc không nên có thái độ cực đoan, phải biết thời thế và hòa hoãn.

Trong Bát tự có Thìn Tuất Sửu Mùi, tượng trưng người này có khả năng tích trữ năng lượng, cũng tượng trưng cho có tính bao dung. Điều này cũng giống như trong một đất nước, Tý Ngọ Mão Dậu là hoàng đếThìn Tuất Sửu Mùi là tể tướng hoặc hoàng hậu. 

Thìn Tuất Sửu Mùi tượng trưng cho bốn loại vật chất tích trữ một nguồn năng lượng lớn, có thể dùng để hoãn xung. Trong tứ khố tích trữ lượng lớn Kim Mộc Thủy Hỏa, nhưng không được bộc lộ một cách bộc trực mãnh liệt như Tý Ngọ Mão Dậu, mà là ẩn chứa những loại vật chất này, đồng thời phát ra từ từ và có kế hoạch. 

Tính cách của Thìn Tuất Sửu Mùi:

Người sinh ra vào tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, có tính cách bao dung, dễ hòa hợp, có khả năng tích lũy, tu dưỡng, nhu hòa. Nếu như Tý Ngọ Mão Dậu là một dạng tình cảm kích động, không thể ngăn cản, thì Thìn Tuất Sửu Mùi là một dạng tình cảm êm ái, nhẹ nhàng. 

Bốn loại thương khố này có hai tình huống tương phản: tình huống thứ nhất là chứa đựng ngũ hành, cánh cửa lớn của kho tàng luôn đóng chặt khiến những vật chất được chứa đựng trong đó không thể thoát ra; tình huống thứ hai là cánh cửa kho tàng mở toang; khiến lượng lớn ngũ hành thất thoát ra ngoài. Ví dụ một người nào đó có Bát tự cần Hỏa, trong Bát tự có Tuất là Hỏa khố  nên đã nảy sinh hai loại kết quả: một loại là Tuất là Hỏa khố của Bát tự này, nhưng lại không giải phóng Hỏa trong thương khố ra; loại còn lại là Bát tự có Hỏa khố, và mở cửa thành công, khiến một lượng lớn Hỏa thất thoát ra ngoài. 

Nếu như người cần Hỏa có thể mở được cửa Hỏa khố, đương nhiên là rất tốt. Có hai phương pháp để dẫn Hỏa xuất khố: một là dựa vào chữ “Ngọ” để dẫn Hỏa. "Tuất" chứa đựng rất nhiều Hỏa, mà "Ngọ" cũng là Hỏa, loại Hỏa này dễ đường đột, gây rối, nếu Tuất đột ngột gặp phải đại vận hoặc lưu niên Ngọ sẽ có thể mở được cánh cửa kho tàng, khiến Hỏa thoát ra; phương pháp còn lại là dựa vào sức mạnh của “xung” để phá vỡ cánh cửa kho tàng, trong 12 địa chi, Thìn Tuất tương xung, muốn phá vỡ Hỏa khố cần dùng Thìn để xung Tuất. 

Khi Thìn Tuất tương xung, lại phát sinh hai khả năng: một là chữ Thìn xung khai kho Tuất, có rất nhiều Hỏa thoát ra; hai là Hỏa khố Tuất xung khai Thủy khố Thìn, khiến rất nhiều Thủy được thoát ra. Vậy khi hai chữ này gặp nhau, là Hỏa khố được mở ra, hay Thủy khố được mở ra? Điều này sẽ được quyết định bởi những ngũ hành bên cạnh chúng. Nếu như bên cạnh Thìn, Tuất có Tý Thủy, sẽ là Thủy khố được mở ra, nếu như có Ngọ Hỏa, sẽ là Hỏa khố được mở ra. 

Ví dụ trong Bát tự có Tuất, ngũ hành cần Hỏa, trong năm Canh Thìn 2000, sẽ xuất hiện hai tình huống: thứ nhất là vào tháng Ngọ, Hỏa khố bị phá vỡ; thứ hai là đến tháng Tý, Thủy khố bị phá vỡ. Nếu như Bát tự cần Hỏa, vào tháng Ngọ sẽ rất may mắn, còn đến tháng Tý lại rất xui xẻo. 

Địa sư Phong thủy

Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 5

Lạc Thư - Dịch học[Nhà Phong thuỷ] Trong phần trước, tôi đã nói về phù hiệu chữ Vạn () hiển hiện tại Lạc Thư; lần này, tôi sẽ nói về thể hiện của Thái Cực tại Hà Đồ. Kỳ thực trong khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, số chẵn là Âm; những ai hiểu sâu về văn hóa cổ đại Trung Quốc đều biết điểm này. Chúng ta xem Hà Đồ thì có thể nhìn ra được, chính là đen (Âm) trắng (Dương).

Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn

Hà Đồ cổ đại


Hình 1: Hà Đồ


Xin xem hình trên, do Dương từ 1 bắt đầu thăng dần lên theo Dương khí, 1→3→7→9, Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống theo Âm khí, 2→4→6→8, đây chính là trạng thái ‘Dương thăng Âm giáng’. Hai màu đen-trắng của chúng ta thay nhau biểu thị, xin xem hình dưới:

Hình 2: Âm Dương vận động
Hình 2: Vận động của Âm-Dương trong Hà Đồ

Đồ hình trên thời cổ đại gọi là “Hữu cực đồ”; bởi vì văn hóa Trung Quốc đã bị phá hoại, nên rất ít người biết được đồ hình này. Chúng ta nhìn sự lên xuống của đen-trắng sẽ không khó phát hiện khi đến 7, thì thực ra Dương đã lên đến cực điểm rồi, đến 9 thì đã đi xuống rồi. Cũng như vậy khi đến 6 thì Âm đã xuống thấp cực điểm rồi, đến 8 thì đã đi lên rồi. Cổ nhân nói “vật cực tất phản”, chính là đạo lý này. Xoay ngược lại nói, từ chỉnh thể mà xét, Dương khí vượng nhất là lúc Âm khí dần thăng lên, Âm khí vượng nhất là lúc Dương khí dần hạ xuống. Kỳ thực đây chính là Thái Cực đồ. Do đó dùng hình dưới để biểu thị thì càng dễ lý giải hơn:

Âm dương thái cực
Hình 3: Thái Cực đồ

Theo tôi được biết, ‘Dương thăng Âm giáng’ là một đặc tính rất trọng yếu của Thái Cực. Đương nhiên khi chuyển ngược lại thì là ‘Âm thăng Dương giáng’ rồi. Trong Thái Cực đồ, chủng loại lên xuống này là đồng thời tồn tại. Có thể nhìn thấy nó hoàn toàn bị Pháp lý tầng cao hơn đới động dẫn tới xoay chuyển xuôi ngược. Điều này thể hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Ban ngày Dương khí dần thăng, thủy khí {hơi nước} đều bị đới động thăng lên trên, Âm khí hạ xuống, đến tối chuyển ngược lại. Cổ nhân giảng Dương thanh thăng lên làm trời, Âm trọc hạ xuống làm đất. Bốn mùa cũng là đạo lý này, chớm Xuân nước nóng dần lên (Dương khí), đến mùa Hè là tới cực điểm, sau đó nước bắt đầu lạnh (Âm khí), đến mùa Thu càng lạnh, tới mùa Đông Âm khí trên trời đạt đến cực điểm, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trung y giảng 12 kinh tuần hoàn cũng là như vậy, gồm rất nhiều nội dung. Tức là Trung y phát hiện thân thể người nửa thân trên là ‘Dương thăng Âm giáng’, nửa thân dưới là ‘Âm thăng Dương giáng’.

Đây là từ trên xuống dưới mà nhìn; từ một góc độ khác, thì có ‘Dương dọc Âm ngang’. Chúng ta biết rằng ban ngày Dương khí thịnh, còn ban đêm Âm khí thịnh. Con người chúng ta trong một ngày đêm cũng bị đới động biến hóa theo. Ban ngày đứng thẳng sinh hoạt lao động, đến đêm nằm ngang ngả lưng đi ngủ. Tuy nhiên hiện tại hết thảy đều bị phá hoại nghiêm trọng, có người sống về đêm; buổi tối không ngủ, ban ngày mới ngủ. Đâu đâu cũng tồn tại biến dị.

Chính Ngộ

Tuesday, May 28, 2013

Bí ẩn phong thủy Moscow và thất bại của Hitler

Moscow ben bo song Moskva[Nhà Phong thuỷ] Các nhà phong thủy cho rằng, chính nhờ những con “thủy long” bao bọc mà thủ đô của nước Nga đã tạo nên những kỳ tích, chiến thắng những kẻ thù hung bạo nhất mọi thời đại trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”…

Thất bại ở Moscow

Ngày 21/71940, Hitler giao cho Bộ tổng chỉ huy lục quân Đức soạn thảo kế hoạch tấn công Liên Xô lấy tên là “Kế hoạch Otto”. Trong những chỉ thị sau đó, Hitler quyết định đổi tên cho cuộc tấn công có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh Đế chế thứ ba thành “Kế hoạch Barbarossa”, theo biệt hiệu của Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich I ở thế kỉ 12.


Kế hoạch này dự định khởi sự ngày 15 tháng 6 năm 1941, tấn công và đánh chiếm Liên Xô (chủ yếu là phần lãnh thổ thuộc châu Âu) trong một thời gian ngắn ngay trước khi kết thúc chiến tranh với Anh.

Ý đồ chiến lược của kế hoạch này là dùng ba đòn vu hồi liên tiếp chia cắt chính diện mặt trận Xô-Đức, hợp vây các lực lượng chủ yếu của quân Nga trên các vùng Pribaltic, Belorussia, Ukraina và miền Tây nước Nga (vùng phụ cận Smolensk). Trọng tâm tác chiến là sử dụng các tập đoàn quân xe tăng thực hiện những đòn đột kích sâu ở phía Bắc và phía Nam khu vực đầm lầy Pripiat (khu tiếp giáp giữa Belorussia và Ukraina), tiêu diệt những cánh quân đã bị chia cắt trước khi tiến chiếm Moskva, Leningrad, vùng công nghiệp Donbass cũng như vùng đồng bằng trung và hạ lưu sông Volga.

Để có thể giành được một chiến thắng chớp nhoáng, quân Đức buộc phải nhanh chóng hủy diệt Hồng quân Liên Xô trong những chuỗi tấn công và hợp vây trên. Vì vậy, khác với cuộc tấn công của quân Pháp dưới sự lãnh đạo của đại đế Napoleon, mục tiêu chính yếu trước mắt của kế hoạch Barbarossa chính là Hồng quân Liên Xô và sau đó mới là đánh chiếm những vùng đất đai quan trọng hay đạt được những thắng lợi về chính trị. Bản thân Hitler đã nói rằng, so với việc tiêu diệt Hồng quân thì “đánh chiếm Moscow không thật sự quá quan trọng”. Tuy nhiên, cũng giống như cuộc tấn công của Napoleon, chiến dịch quy mô của quân phát xít Đức đã phải dừng lại ở ngay cửa ngõ Moscow.

Sau một loạt thắng lợi trong giai đoạn đầu của “Kế hoạch Barbarossa”, ngày 30/9/1941, Hitler chính thức phê chuẩn chiến dịch “Typhoon” (Bão táp) tấn công Moscow. Hơn 2 triệu quân Đức được vũ trang tới tận răng ồ ạt kéo về thủ đô nước Nga. Trong Chỉ thị số 35 của mình, Hitler nói: “Phải bao vây Moscow sao cho không một tên lính Nga, không một người dân - dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ con - có thể ra khỏi thành phố. Mọi mưu toan tẩu thoát đều phải đàn áp bằng vũ lực".

Chỉ trong tuần lễ đầu tiên, quân Đức đã hoàn tất hai trận vây hãm lớn tại Briansk và Vyazma, bắt giữ thêm 600.000 tù binh Liên Xô, tạo một lỗ hổng lớn trước thủ đô Liên Xô, nhưng do những trận mưa mùa thu khiến đà tiến của Đức bị chậm lại. Thống kê sau 2 tuần, quân Đức bắt được 650.000 tù binh, phá hủy 5.000 pháo và 1.200 xe tăng và thiết giáp của quân đội Liên Xô.

Tới đầu tháng 11/1941, sau khi chọc thủng các phòng tuyến của quân Liên Xô, 6 tập đoàn quân Đức đã áp sát Moscow từ các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Ngày 27/11, tại kênh đào Yakhroma, lính Đức đã có thể nhìn thấy những tòa tháp của nhà thờ Ivan Velikii trong khu vực điện Kremlin qua ống nhòm. Nhưng đây là vị trí gần Moscow nhất mà quân đội Đức Quốc xã có thể tiến đến được.

Đầu tháng 12/1941, một số đơn vị lính Đức lâm vào thế "chết đứng" do thiết giáp không thể vận hành dưới cái lạnh khủng khiếp. Ngày 4/12, tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng Guderian phải dừng lại khi nhiệt độ là -35 độ, hôm sau nhiệt độ xuống thêm 2 độ nữa và xe tăng hầu như bất động trong khi quân đội Liên Xô liên tục phản kích từ khắp các phía.

Từ những ngày cuối năm 1941 tới những ngày đầu năm 1942, quân đội Liên Xô mở một đợt tấn công tổng lực vào quân đội đức đang bị vây khốn bởi cái lạnh giá của mùa đông Moscow. Bộ Tổng chỉ huy Đức hoàn toàn không ngờ chuyện đó có thể xảy ra. Tiến sát Moscow, một đội quân luôn tự vỗ ngực về những chiến dịch táo tợn và chớp nhoáng như quân đội Đức tuyệt nhiên không thể tiến thêm một bước nào, ngược lại bị đánh bật ra khỏi những vùng đất chiếm được xung quanh Moscow, có nơi lên tới 250km.

Moscow bên bờ sông Moskva 1
Moscow bên bờ sông Moskva

Nhiều người nói rằng, quân Đức không chiếm được Moscow hoàn toàn là do không tính đến điều kiện thời tiết mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt của nước Nga. Trên thực tế, lý do không hẳn là như vậy. Bởi lẽ, sự bảo đảm về hậu cần của quân đội Đức rất tốt, có đầy đủ những thứ cần thiết để chống lạnh, do vậy họ hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề thời tiết. Hitler cho rằng, việc chiếm được Moscow trong vòng 2 tháng hoàn toàn không phải là vấn đề đối với quân Đức, hơn nữa vào lúc đó, quân Nga đã không còn binh lực để chống lại quân Đức nữa.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Franz Halder cũng từng nói, khi bắt đầu chiến dịch, quân Đức cho rằng Liên Xô chỉ có 200 sư đoàn, sau đó phát hiện ra rằng họ có tới 360 sư đoàn, tuy nhiên trước khi áp sát tới Moscow, họ đã tiêu diệt rất nhiều binh lực của Liên Xô, vì vậy, quân Đức cho rằng, một khi họ tiến đánh Moscow sẽ không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào.

Tuy nhiên, Hitler đã đánh giá thấp về sức mạnh mà vị trí địa lý mang lại cho Moscow. Quân đội Liên Xô dựa lưng vào Moscow để chiến đấu và vì thế, họ đã làm nên kỳ tích. Thất bại tại mặt trận Moscow đã làm thất bại luôn kế hoạch Barbarossa của Hitler và từ đó dẫn tới thất bại của ông trùm phát xít trong Thế chiến thứ hai.

Rất nhiều các sử gia cho rằng, nếu như Hitler không quá coi thường khả năng chống trả của Moscow, thì có lẽ Moscow đã sớm bị đánh chiếm và lịch sử thế giới có thể đã khác. Bản thân Hitler cũng cho rằng, chiếm được Moscow thì chiến tranh sẽ kết thúc. Tuy nhiên, Hitler lại xua quân tới Moscow với niềm tin vững chắc rằng, quân Đức sẽ giành thắng lợi trước quân đội Liên Xô. Vì sao Hitler lại có được niềm tin tuyệt đối đó? Câu chuyện bắt đầu từ biểu tượng thần bí trên lá cờ phát xít – chữ Vạn, hay còn gọi là chữ thập ngoặc.

Biểu tượng thần bí

Chữ Vạn, có phiên âm tiếng Phạn là Swastika (), một biểu tượng đã được sử dụng tại nhiều nền văn minh khác nhau từ thời cổ đại, sau đó, được một số tôn giáo sử dụng làm biểu tượng của mình, trong đó nổi tiếng nhất là Phật giáo. Chữ Vạn có hai cách viết, một cách viết xoay về bên phải, một cách viết xoay về bên trái. Phật giáo lấy chữ Vạn xoay về bên phải làm chuẩn, biểu tượng cho sự tốt lành. Bản thân nghĩa của từ Swastika trong tiếng Phạn cũng đã mang nghĩa của sự tốt lành, trong đó “su” có nghĩa là “tốt đẹp”, “asti” có nghĩa là “trở nên/là” và “ka” đóng vai trò hậu tố.


Tuy nhiên, ngày nay, chữ Vạn thường khiến người ta liên tưởng tới Hitler và Đảng Quốc xã ở Đức bởi lẽ, ông trùm phát xít đã sử dụng biểu tượng này để vẽ lên lá cờ của mình. Trên lá cờ của Đảng Quốc xã Đức, Hitler đã sử dụng nền màu đỏ với một hình tròn trắng ở giữa, bên trong hình tròn màu trắng này chính là một chữ Vạn màu đen được xoay nghiêng một góc 45. Lá cờ kỳ quái của phát xít Đức cùng với những tội ác mà chúng gây ra khiến người ta còn ám ảnh mãi với biểu tượng vốn mang ý nghĩa tốt lành này.

Trên thực tế, chữ Vạn mà Hitler sử dụng trong để vẽ nên lá cờ của mình hoàn toàn không có liên quan gì tới chữ Vạn trong Phật giáo. Khi thiết kế xong lá cờ này, Hitler rất mãn ý, cho rằng đây là một biểu tượng thực sự hoàn hảo. Hitler từng nói: “Màu đỏ tượng trưng cho ý nghĩa xã hội của cuộc vận động của chúng ta, màu trắng tượng trưng cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa còn chữ Vạn ở trong là trượng trưng cho sứ mệnh tranh đấu của những người Aryan”. Sau này, để chữ Vạn trên lá cờ trở thành một biểu tượng “thiêng liêng”, Hitler còn thiết kế các phù hiệu đeo tay và các lá cờ kỷ niệm.

Vì sao Hitler lại lựa chọn chữ Vạn để làm biểu tượng trên lá cờ của mình? Từ trước tới nay đã có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Một số học giả cho rằng, sở dĩ Hitler chọn ký hiệu chữ Vạn làm biểu tượng cho Đảng Quốc xã là bởi y căn cứ vào tên của đảng này. Đảng Quốc xã có tên đầy đủ là Đảng Quốc gia Xã hội.

Theo tiếng Đức, chữ cái đầu của chữ "quốc gia" và "xã hội" đều là "S", hai chữ "S" ghép lại đan xen vào nhau thì thành hình dạng giống như chữ Vạn. Khác với chữ Vạn trong Phật giáo có màu vàng, chữ Vạn của Đảng Quốc xã có màu đen. Một cách kiến giải khác do học giả người Mỹ Robert Penn Waren đưa ra, cho rằng Hitler từ nhỏ đã cuồng nhiệt sùng bái và theo đuổi quyền lực. Khi Hitler còn nhỏ, nhà ở gần một tu viện cổ.

Trong tu viện này, ở những, vị trí như con đường nhỏ qua viện, giếng nước lát đá, nơi ngồi của tu sĩ cho đến trên ống tay áo của Viện trưởng đều có ký hiệu hình chữ Vạn. Hitler rất sùng bái quyền lực của Viện trưởng, y xem chữ Vạn là tượng trưng cho quyền lực của vị này, hy vọng đến một ngày nào đó sẽ được trở thành người có quyền lực tối cao như vậy. Chính vì vậy, về sau, khi lựa chọn biểu tượng trong lá cờ của Đảng Quốc xã, Hitler đã chọn hình chữ Vạn vốn luôn ám ảnh trong đầu y từ nhỏ.

Còn một cách lý giải nữa cho rằng Hitler chịu ảnh hưởng của một tổ chức bài trừ Do Thái có tên là "Đoàn hiệp sĩ Thánh đường mới”. Tổ chức này cho rằng người Aryan là dân tộc ưu tú nhất nên cần phải giữ gìn huyết thống thuần khiết của họ thì thế giới này mới có tương lai. Quan điểm này rất phù hợp với Hitler. Người khởi xướng của tổ chức này là một nhà truyền đạo kiêm chiêm tinh. Ông này từng xem bói cho Hitler và tiên đoán rằng Hitler sẽ trở thành một nhân vật làm chấn động thế giới. Chính những lời tiên đoán này đã giúp Hitler tìm mọi cách để trèo cao và đạt được quyền lực. Biểu tượng của tổ chức nói trên chính là chữ Vạn.

Vì vậy, sau này, khi thiết kế cờ đảng Nazi, Hitler đã chọn biểu tượng chữ Vạn giống như tổ chức nêu trên, đồng thời cuồng nhiệt theo đuổi "chủng tộc thuần khiết", không ngừng dấy lên cao trào bài trừ Do Thái.

Chính nhờ biểu tượng thần bí này mà vô số tín đồ Đảng Quốc xã ngày càng thêm phát điên, phát cuồng, không từ bất cứ hành động tội ác nào. Chỉ một chữ Vạn bình thường làm sao lại có một sức mạnh khủng khiếp đến như vậy? Điều này, có lẽ phải bắt đầu từ biểu tượng chữ Thập. Hình chữ Thập là một (十) là một hình có kết cấu đặc biệt, là mô thức cấu thành của thiên thể. Vì vậy, trong Thiên Chúa giáo, người ta lấy chữ Thập để đại diện cho Chúa trời.

Nếu để ý sẽ thấy rằng, chỉ cần uốn cong các đầu của chữ thập theo cùng một hướng, ta sẽ có chữ Vạn. Vì vậy, về bản chất, chữ Vạn không khác gì với chữ Thập, cùng là hình thái vận động của thiên thể. Trên mặt đất, chữ Vạn, cũng như chữ Thập có thể hấp thụ nguồn năng lượng của các thiên thể.

Thiên Chúa giáo lẫn Phật giáo đều dựa vào hình chữ Thập để tạo nên mối liên thông giữa hiện thực và các thế lực thần bí trên “trời”, từ đó hình thành uy tín, sự tôn nghiêm và thu hút được các tín đồ.

Điều không may chính là, kết cấu đặc biệt của chữ Thập cũng bị Hitler phát hiện và sử dụng, biến nguồn năng lượng tốt lành trở thành một nguồn năng lượng quái ác.

Tuy nhiên, không quản là tốt hay xấu, chỉ cần phát huy được nguồn năng lượng này thì không có gì có thể sánh bằng. Đây chính là điều khiến Hitler trở nên đáng sợ, trở thành một ông trùm của phe phát xít. Chính điều đó đã giúp Hitler tự tin rằng, quân đội Đức có thể đánh chiếm Moscow một cách dễ dàng cho dù có hay không sự kháng cự của Hồng quân Liên Xô. Tuy nhiên, quy luật chung của tự nhiên, cái xấu, cái ác bao giờ cũng bị cái tốt, cái thiện khắc chế. Vì vậy, dù đã lợi dụng được sức mạnh của kết cấu chữ Thập trên lá cờ của đảng mình, tuy nhiên, cuối cùng Hitler vẫn không tránh khỏi sự thất bại.


Những con số kỳ lạ

Như vậy, cả Napoleon lẫn Hitler, hai người dẫn đầu hai đoàn quân mạnh nhất vào thời điểm của mình, đều tấn công nước Nga với mục tiêu cuối cùng là hạ gục và chiếm được thành Moscow. Tuy nhiên, cả hai người cuối cùng đều gặp phải thất bại ngay tại Moscow, dù trong những hoàn cảnh khác nhau.

Người ta đã tìm thấy rất nhiều sự trùng hợp kỳ lạ trong từ cuộc đời cho tới hai cuộc tấn công Moscow của Napoleon và Hitler. Napoleon lên nắm quyền một cách chính thức vào năm 1804. Ngày 18/5/1804, Napoleon tuyên bố trở thành Hoàng đế nước Pháp. Trong khi đó, Hitler nhờ âm mưu và thủ đoạn đã chính thức leo lên ghế Thủ tướng nước Đức vào ngày 30/1/1933. Cũng từ đó, nước Cộng hòa Đức chính thức bị xóa bỏ, thay vào đó là Đế chế thứ 3 do Hitler đứng đầu. Như vậy, tính về mặt thời gian, khoảng cách thời gian mà Napoleon và Hitler lên nắm quyền là 129 năm.

Năm 1809, Napoleon chiếm Vienna, thủ đô nước Áo. Vào đầu năm 1809, để đối phó với cuộc phản công lần thứ năm của phe đồng minh, không đợi cho chiến tranh ở Tây Ban Nha kết thúc, Napoleon đã vội vàng dẫn quân về nước thực hiện cuộc tấn công nước Áo. Dựa vào ý chí sắt đá của mình, Napoleon đã chuyển bại thành thắng, buộc nước Áo phải cắt đất cầu hòa.

Năm 1938, dưới sự giúp đỡ của những phần tử phát xít thân Đức ở Áo, không tốn một binh, một tốt, Hitler đã chiếm trọn nước Áo, thực hiện bước đầu tiên trong kế hoạch mở rộng xâm lược châu Âu. Khoảng cách thời gian mà Napoleon và Hitler đánh chiếm Vienna cũng là 129 năm.

Tới năm 1812, Napoleon dẫn theo một đội quân 500 nghìn người tấn công Moscow. 129 năm sau đó, những binh đoàn của Hitler cũng tiến sát tới thủ đô Moscow của Liên Xô. Thất bại của cả Napoleon lẫn Hitler đều bắt đầu từ thất bại tại Moscow.

Napoleon thất bại năm 1816, Hitler thất bại năm 1945, khoảng cách thời gian vẫn là 129 năm. Hai người khi lên cầm quyền đều vào năm 44 tuổi, tấn công nước Nga đều vào năm 52 tuổi và thất bại đều vào năm 56 tuổi. Cả Napoleon và Hitler còn có một đặc điểm chung nữa là trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào trọng đại, dù là tình hình chiến sự có gấp rút tới mức nào thì cả hai đều rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê trong vòng 10 phút.

Ngoài ra, cả Napoleon và Hitler đều được cho là những chiến lược gia trời phú, song đều không có cách nào để chinh phục Moscow, ngược lại đã bị thành phố này đánh bại. Nhiều người cho rằng, điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.

Bí ẩn phong thủy Moscow

Xét về phong thủy, Moscow có một địa thế tuyệt đẹp do được bao bọc bởi núi và sông. Mặc dù nằm ở vùng bình nguyên Đông Âu không có những dãy núi cao, phần “núi” bao bọc xung quanh Moscow chủ yếu là các đồi thấp và các đầm lầy, tuy nhiên, nó vẫn có thể coi là một lợi thế so với nhiều thành phố nằm trên bình nguyên khác. Có một chút khuyết điểm về phần núi, song bù lại, Moscow cực kỳ phát triển về hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh.


Có nhà phong thủy đã so sánh rằng, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hơn hẳn Moscow về những dãy núi bao bọc xung quanh, tuy nhiên, Bắc Kinh không thể bì lại với Moscow về hệ thống sông ngòi quanh thành phố này. Nói cách khác, nếu như Bắc Kinh có “sơn long” bảo vệ thì có thể nói Moscow có “thủy long” trấn giữ. Một điều đáng lưu tâm nữa trong địa thế phong thủy của Moscow chính là mặc dù “sơn long” chưa phát triển thành hình, song nhờ vậy mà nó tạo thành thế cục âm dương tương trợ với phần “thủy long” rất cường thịnh của mình.

Trên thực tế, năng lượng phân bố trên mặt đất có một đặc trưng, đó là có sự thống nhất trong hướng chảy cũng như hướng của các dãy núi. Loại năng lượng này, theo các nhà phong thủy gọi là “long khí”. “Sơn long”, “thủy long” đều là những biểu hiện khác nhau của “long khí” này. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể nói rằng, “sơn long” thì tốt hơn “thủy long” hay ngược lại. Điều quan trọng là thành phố đó có tận dụng được phần “long khí” đó hay không mà thôi.

Moscow là một trong những thành phố tận dụng hết được phần “thủy long” rất mạnh mẽ của mình. Ai cũng biết rằng, Moscow được xây dựng theo hình dạng của thủy thần Huyền Vũ trấn thủ phía Bắc. Phần nguồn nước phong phú ở phía này vừa may tương hợp với tính chất của thủy thần, có thể nói là một bố cục cực kỳ tốt. Vì vậy, có thể nói “thủy long” chính là một trong những nguyên tố quan trọng nhất trong địa thế phong thủy của Moscow.

Lần giở lại những trang lịch sử, có thể thấy rằng, thành phố này có một mối liên hệ mật thiết với nước. Rất nhiều trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra, song chưa lần nào hủy diệt được Moscow như tại những nơi khác. Bất kể là trận hỏa hoạn đánh lui Napoleon hay những khẩu pháo của Hitler đều không thể hủy diệt được Moscow. Vì sao như vậy? Chân lý thường rất giản đơn.

Ai cũng biết, trong ngũ hành tương sinh tương khắc, thủy luôn khắc hỏa, Moscow được thủy thần Huyền Vũ trấn giữ, trong bố cục phong thủy lại là nơi “thủy long” thâm tàng, do vậy, dùng hỏa (lửa) để hủy diệt Moscow là chuyện hoàn toàn không thể xảy ra. Về mặt thời tiết, Huyền Vũ cũng đại diện cho mùa đông. Tuyết và sự lạnh giá của mùa đông cũng chính là biến thân của nước. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự lạnh giá và băng tuyết mùa đông ở Moscow trở thành một lực lượng giúp Moscow chiến thắng các thế lực ngoại xâm.
Hải Phong - Nguoiduatin

Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 4

Hậu thiên bát quái - Thái cực đồ[Nhà Phong thuỷ] Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy.

Khám phá về Tuần Hoàn

Điều gì gọi là tuần hoàn? Kỳ thực, tuần hoàn không phải là chuyển động hình tròn hết vòng này đến vòng khác. Tuần hoàn xác thực là xoay tròn, nhưng xoay như thế nào?

Trên thực tế, tuần hoàn theo vòng tròn mà đại đa số chúng ta biết đều thuộc về tuần hoàn theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Đây cũng gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, theo thứ tự  Càn (☰), Khảm (☵)  Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Nó là một vòng đi theo đường biên ngoài của hình tròn, hoặc thuận chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đây gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, là tuần hoàn mang ý nghĩa hậu thiên. Người bình thường chỉ biết được tuần hoàn mang ý nghĩa như vậy.

Còn có một chủng phương thức tuần hoàn nữa, gọi là ‘Thái Cực tuần hoàn’. Đây chính là tuần hoàn mà tôi đã nói qua trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đó là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷).

Nhìn góc độ khác mà giảng, ‘viên chu tuần hoàn’ là một loại tuần hoàn xuyên thẳng vuông góc với mặt giao giới Âm-Dương. Chúng ta có thể lấy quả địa cầu làm ví dụ. Thái Cực của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là trên Âm dưới Dương, cũng tương đương với Nam bán cầu và Bắc bán cầu trên quả địa cầu. Bắc bán cầu đại biểu Âm, Nam bán cầu đại biểu Dương. Tuyến giao giới Nam-Bắc Âm-Dương cũng tương đương với đường xích đạo. Như vậy cái gì trên quả địa cầu Nam-Bắc “Hậu thiên Bát quái” này là viên chu tuần hoàn? Chính là bất cứ đường kinh tuyến hình tròn nào chạy xuyên qua đường xích đạo. Đương nhiên trên “Hậu thiên Thái Cực” chỉ có một viên chu tuần hoàn, chứ không như trên quả địa cầu có vô số đường kinh tuyến hình tròn.

Vậy thì ‘Thái Cực tuần hoàn’ là gì? Thái Cực tuần hoàn chính là tuần hoàn men theo tuyến giao giới Âm-Dương. Nếu có thể quan sát “Tiên thiên Thái Cực” một cách lập thể chứ không phải trên mặt phẳng, thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác tuyến giao giới Âm-Dương mà tôi vừa nói. Loại quan sát này hơi khó. Chúng ta có thể lại lấy quả địa cầu làm ví dụ. Như chúng ta đã biết, “Tiên thiên Thái Cực” là phân bố theo trái Dương phải Âm, như vậy ví dụ hình tượng là chúng ta có thể lấy Đông bán cầu là Dương, Tây bán cầu là Âm. Vậy đâu là Thái Cực tuần hoàn? Chính là đường kinh tuyến hình tròn phân chia Đông-Tây bán cầu, trên quả địa cầu là hình tròn hợp thành bởi đường kinh tuyến Greenwich, Anh quốc và đường đổi ngày quốc tế. Đây là chúng ta chỉ lấy làm ví dụ mà thôi.

Tôi lý giải như thế này: ‘viên chu tuần hoàn’ đối ứng với ‘tý ngọ chu thiên’ mà Đạo gia giảng, còn gọi là càn khôn vận chuyển, hoặc hà xa vận chuyển; còn ‘Thái Cực tuần hoàn’ đối ứng với điều gọi là ‘mão dậu chu thiên’. Loại chu thiên này là không được tùy ý giảng cho người ngoài nghe. Về hàm nghĩa chuẩn xác của Tý Ngọ chu thiên và Mão Dậu chu thiên, chỉ những người tu luyện mới hiểu rõ vấn đề này.

Phù hiệu Chữ Vạn và Thái Cực hiện diện trên Hà Đồ Lạc Thư.

Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:

Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:
Hình 1: Hà Đồ

Hình 1: Hà Đồ.


Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:
Hình 2: Lạc Thư

Hình 2: Lạc Thư

Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn () là sau này Phật giáo truyền nhập vào mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn () này đã liên tục được lưu truyền lại, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà ĐồLạc Thư.

Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau (số sinh - số thành). Hậu thiên bát quái (tượng số): 6.Càn (☰), 1.Khảm (☵); 8.Cấn (☶), 3.Chấn (☳); 4.Tốn (☴), 9.Ly (☲); 2.Khôn (☷), 7.Đoài (☱). Tiên thiên bát quái (tượng số):Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷).

Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính (Cửu cung) của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy.

Chúng ta xem hình quan hệ Lạc thư ma phương (Cửu cung)sau đây:

hình 3: Cửu cung Ma phương
Hình 3: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương

Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

Chữ Vạn trên Cửu cung Ma phương
Hình 4: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. 
Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. 
Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn ()

Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia — phù hiệu chữ Vạn (). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn () này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?

Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (). Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực. Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn () có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn () diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn () để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (), còn tứ giác là bốn Thái Cực.

Cửu cung Ma phương - Thái cực - Chữ Vạn
Hình 5: Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực ngay trên lạc thư

Người ta vẫn biết rằng phù hiệu chữ vạn xuất hiện một cách rộng rãi từ 2.500 trước đây, từ thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp. Thế nhưng trước đó hàng ngàn năm Phù hiệu chữ vạn đã bí ẩn năm ngay trên lạc thư. Đây là bí ẩn mà trước đây chưa có ai khám phá hay đề cập đến

Có thể có người sẽ thắc mắc rằng nguồn gốc của kinh dịch là từ đạo gia nên dĩ nhiên là có Thái cực, vậy tại sao có cả chữ Vạn của Phật gia trong đây. Bởi lẽ Kinh dịch chứa đựng ảnh tượng vũ trụ, có công năng dự đoán, là thể hiện của thiên ý. Vậy trong vũ trụ có cả Phật Gia và Đạo gia, nếu thiếu đi thì vũ trụ bị khuyết mất, nên đương nhiên phải có cả phù hiệu chữ Vạn của Phật gia.

Tử Nham - Chính Ngộ
-------------
Chú giải:

Chữ Vạn (Chữ Vạn) là tên phiên âm Hán-Việt bắt nguồn từ tiếng Phạn của Ấn Độ Swastika có nghĩa là sự may mắn, một triển vọng tương lai tốt đẹp, sự cát tường như ý.

Đồ hình Pháp Luân

Biểu tượng chữ Vạn (Swastika) là một biểu tượng có từ thời kỳ cổ đại của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nó được sử dụng khắp nơi trên thế giới từ cách đây hơn 3000 năm. Nó xuất hiện trong nền văn minh Lưỡng hà tại khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris, một số vùng trong thung lũng Indus trong nền văn minh Ấn Độ, và cả trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Swastika cũng xuất hiện trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành Troy, chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1000 năm trước Công nguyên. Ngoài ra, tại Bảo tàng quốc gia Iran hiện có trưng bày một chuỗi hạt bằng vàng được tìm thấy ở vùng Kaluraz, Guilan, Iran có niên đại vào thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên mà trên đó có biểu tượng của chữ Vạn… Tại các đồ gốm được tìm thấy ở vùng Sintashta, Nga có niên đại vào thời kỳ đồ đồng sớm (Early Bronz Age) cũng thấy có khắc biểu tượng của chữ Vạn…

Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo cố gắng tìm hiểu “lộ trình di cư” của chữ Vạn, gắn nó với hiện tượng “phát tán văn hóa” (Cultural diffusion) nhưng cũng chưa đưa ra được nguồn gốc của biểu tượng chữ Vạn và một “lộ trình di cư” chính xác nhất của chữ Vạn (Swastika) qua các thời đại. Tuy vậy, có thể biết chắc chắn rằng trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau. Tiếng Trung Quốc gọi là “wan”, tiếng Hy Lạp – tet-raskelion, tiếng Pháp –croix gammé, tiếng Anh – fylfot, tiếng Đức – hakenkreuz, tiếng Ý – croce uncinata, tiếng Việt gọi là “Vạn” v.v… Nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là Swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là Suastika) trong tiếng Sanscrit (Phạn ngữ) – ngôn ngữ cổ Ấn Độ.

Trong tiếng Sanscrit: Sv, đọc là su, có nghĩa là tốt lành (good, well); asti có nghĩa tồn tại (to be); ka là một tiếp vĩ ngữ thể hiện một sự vật hay một sự việc nào đó. Vậy Swastika là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành (well-being). Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chữ Svastika xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng ngôn ngữ Phạn cổ điển ở trong bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Theo các chứng cứ khảo cổ học biểu tượng chữ Vạn xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới ở Ấn Độ, nó tìm thấy trên các con dấu trong các di chỉ khảo cổ học của nền văn minh sông Ấn (Indus Valley Civilization) từ khoảng 3.000 – 1.500 năm trước Công nguyên.

Biểu tượng chữ Vạn được coi là biểu tượng linh thiêng của các tôn giáo Ấn Độ như: Ấn giáo (Hinduism), Phật giáo (Buddhism) và Kỳ na giáo. Biểu tượng này trở nên quan trọng đối với Phật giáo trong thời kỳ Hoàng đế Mau-ryan, và là biểu tượng quan trọng của Ấn Độ giáo trong giai đoạn Phật giáo suy giảm giai đoạn Gupta ở Ấn Độ.

Về mặt hình học, biểu tượng chữ Vạn là một hình chữ thập có những cánh tay vuông góc đối xứng. Chiều phải của biểu tượng chữ Vạn được xem như là chiều thuận kim đồng hồ… chiều trái của nó được xem như là chiều ngược lại kim đồng hồ… Chiều thuận và chiều ngược được sử dụng hầu như nhất quán như nhau không khác biệt. Chiều ngược kim đồng hồ xuất hiện ở cả Ấn Độ và Phật giáo. Các nghiên cứu cho thấy Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tại các nước khác thường sử dụng biểu tượng chữ Vạn theo chiều ngược kim đồng hồ, như tại các cửa ra vào của các hang động Phật giáo ở Trung Quốc đều có chạm khắc các biểu tượng chữ Vạn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Trong Ấn Độ giáo, biểu tượng chữ Vạn hướng theo hai chiều biểu thị hai ý nghĩa đối lập của Thần sáng tạo Brahma: Chiều thuận chiều kim đồng hồ biểu thị sự tiến hóa, sự phát triển của vũ trụ (Pravritti); chiều ngược chiều kim đồng hồ biểu thị sự rắc rối, phức tạp, phiền não và sự khủng hoảng của vũ trụ (Nivritti). Biểu tượng chữ Vạn bao gồm cả bốn phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, và là dấu hiệu của sự ổn định, cân bằng. Chữ Vạn cũng được sử dụng như là biểu tượng mặt trời của Thần lửa Surya. Trong nghệ thuật Ấn Độ giáo, Thần tài Ganesh thường được diễn tả là ngồi trên hoa sen và trên giường là biểu tượng của chữ Vạn. Kỳ Na giáo, chữ Vạn còn được sử dụng nhiều hơn trong Ấn Độ giáo, chữ Vạn được coi là một trong 24 tướng quý, là biểu tượng của vị thánh thứ bẩy là Tirthankara Suparsva.

Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo được xem như biểu thị cho chữ Pháp (Dharma), thể hiện sự hài hòa, sự hòa hợp, và cân bằng âm dương của vũ trụ. Khi chữ Vạn quay theo chiều trái, ngược với chiều quay kim đồng hồ là sự thể hiện tình thương và lòng từ bi cứu khổ, lòng nhân từ, khoan dung trong Đạo Phật. Chiều thuận theo chiều quay của kim đồng hồ thể hiện cho sức mạnh, trí tuệ và trí thông minh, sự bền vững, trường tồn, bất diệt. Trong tiếng Hán, chữ Vạn (wan) biểu thị cái bao trùm tất cả (all) và sự vĩnh hằng (eternalilty).

Trong kinh Kim Cương Bát Nhã (Vijracchedika Prajna Paramita Sutra) Đức Phật là Thánh Vương chuyển luân có 32 tướng tốt, và biểu tượng chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật. Trong kinh Trường A Hàm thì ghi cụ thể hơn, chữ Vạn là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật.

Monday, May 27, 2013

Thiệu Ung - Thiệu Khang Tiết: Mai Hoa Dịch Số

Thiệu Ung - Thiệu Khang Tiết[Nhà Dịch HọcThiệu Ung, tự Nghiêu Phu, hiệu Khang Tiết, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông, tức năm 1011 SCN, mất năm thứ 10 Tống Thần Tông, tức năm 1077 SCN, hưởng thọ 67 tuổi. Ông sinh ra tại Phạm Dương, Hà Bắc.

Đứng bên bờ sông Trường Giang, ngắm nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy về Đông, một đi không trở lại… 2.500 năm trước, Khổng Phu Tử cảm thán: “Thời gian như dòng nước! Trôi không quản ngày đêm”. 1.500 năm sau, Tô Đông Pha đứng trước cơn sóng lớn Trường Giang mà phiền muộn: “Sông lớn cuồn cuộn chảy về Đông, Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng”. Sông Trường Giang này, tưởng như vô tình. Mấy trăm năm, mấy nghìn năm, vẫn chảy xiết về phía trước không do dự. Đúng là nó đã đi theo dòng chảy suốt lịch sử nhân loại, chứng kiến tất cả thiện-ác, trung-gian, ái-hận, tình-sầu; biết bao vui buồn ly hợp, thế sự đổi thay. Vừa mới Hán Sở tranh hùng, đã tới Tam Quốc diễn nghĩa; rồi mới có Trinh Quán thịnh trị, sau đó là quý phi túy tửu; có Nhạc Phi tinh trung báo quốc, cũng có Tần Cối âm hiểm độc ác; có Thành Cát Tư Hãn xưng bá thiên hạ, cũng có ngày lễ của Hoàng đế Vĩnh Lạc triều Minh; thế mới có Khang Hy thịnh thế, sau đó là Nha Phiến quốc sỉ;…


Lịch sử, nếu xem trong một thời-không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, thét mây hô gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Tài năng kinh thiên động địa, tấm lòng cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, cũng không thực hiện được chí lớn khôi phục Hán thất. Tài trí mưu lược, chí khí ngút trời như Nhạc Phi, cũng chỉ có thể để lại nỗi buồn vô hạn dưới đình Phong Ba. Thị phi thành bại theo dòng nước, Sừng sững cơ đồ bỗng tay không! Giữa dòng sông lớn lịch sử này, rốt cuộc là ai làm chủ? Dòng chảy lịch sử vĩ đại này rốt cuộc có chủ đề và kịch bản hay không?

Tuy nhiên, giữa cõi trần thế náo nhiệt ồn ã này, bỗng chốc vang lên một thanh âm siêu nhiên, âm lượng nhẹ nhàng mà kiên định; nó là âm thanh ngoài trần thế, chỉ điểm bến mê. Nó thời thời khắc khắc cảnh tỉnh thế nhân: Mang mang Thiên số đã sớm định trước, Thế Đạo hưng suy bất tự do vậy. Nó chính là một dự ngôn lưu danh thiên cổ. «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung thời Bắc Tống chính là một khúc thanh âm như vậy. Từ hơn 1.000 năm trước, nó đã chỉ điểm chỗ mê cho chúng sinh, giảng rõ khúc chủ đề nhấp nhô trầm bổng. Chúng ta hãy tĩnh tâm lắng nghe và thưởng thức bài thơ «Mai Hoa Thi» này.

Thiệu Ung - Thiệu Khang Tiết:

Thiệu Ung - Thiệu Khang TiếtĐể hiểu được «Mai Hoa Thi», thì không thể không tìm hiểu về kỳ nhân Thiệu Ung. Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu, hiệu Khang Tiết, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông, tức năm 1011 SCN, mất năm thứ 10 Tống Thần Tông, tức năm 1077 SCN, hưởng thọ 67 tuổi. Ông sinh ra tại Phạm Dương, Hà Bắc, sau theo cha di cư tới Cộng Thành, cuối đời ẩn cư tại Lạc Dương. Thiệu Ung, tuy không phải là “nhà nhà đều biết” như Gia Cát Khổng Minh, nhưng xét về tài năng và phẩm đức, thì cũng không thua gì Gia Cát Lượng. Chẳng qua, ông trường kỳ ẩn cư, tên tuổi không được người đời sau biết đến nhiều. Trình Hạo, một trong những ông tổ của Lý học triều Tống từng ca ngợi Thiệu Ung như sau: “Nghiêu Phu, ấy là bậc thầy về cái học của nội Thánh ngoại Vương vậy!”

Thuở thiếu thời, Thiệu Ung đã ôm ấp chí lớn, nỗ lực khắc khổ đọc sách, không có sách nào là chưa đọc. Theo “Thiệu Ung truyện” trong sử triều Tống thì: Thiệu Ung “ban đầu học, sau chịu đựng gian khổ, lạnh không có lò sưởi, nóng không có quạt mát, đêm tối cũng không có một tấm chiếu để nằm trong mấy năm”. Sau đó, để tăng cường kiến thức, ông còn du học tứ phương, vượt Hoàng Hà, qua Phần Hà, lội Hoài Thủy, vượt Hán Thủy, qua các đất Tề, Lỗ, Tống, Trịnh, v.v. Sau khi trở về, ông nói “Đạo là đây rồi”, sau đó không vân du nữa. Bấy giờ có cao nhân Lý Đỉnh Chi, thấy ông ham học không biết mệt mỏi, mới truyền thụ cho ông “Hà Đồ”, “Lạc Thư”, “Phục Hy Bát quái” và các bí quyết Dịch học khác.

Thiệu Ung thông minh tài trí, thông hiểu đạo lý, tự học tự đắc, cuối cùng trở thành một bậc thầy về Dịch học, một nhà Nho nổi tiếng xa gần. Ông hình thành cho mình một vũ trụ quan độc đáo mà hoàn chỉnh, các quy luật vận hóa của Thiên Địa, biến hóa của Âm Dương đều nắm trong lòng bàn tay. “Tống sử” cũng ghi lại như sau: Ông đối với “thế sự cổ kim xa gần, thậm chí tính nết của cây cỏ chim muông” thì đều có thể “thông suốt”, thậm chí “hiểu được suy nghĩ người khác, biết trước việc chưa xảy ra”. Trình Di, một ông tổ khác của Lý học Bắc Tống nói: Thiệu Ung “tấm lòng vừa trống vừa sáng, mà có thể biết tất cả”. Sau đó, Thiệu Ung viết các trước tác «Hoàng Cực kinh thế», «Quan vật nội ngoại thiên», v.v. tổng cộng hơn 1 vạn chữ.

Ông cho rằng lịch sử là chiểu theo định số mà diễn hóa. Ông dùng Tiên thiên Dịch số của mình, cũng như các khái niệm nguyên, hội, vận, thế, v.v. để suy luận diễn hóa của Trời Đất và tuần hoàn của lịch sử. Các tác phẩm Dịch học có ảnh hưởng rất lớn với đời sau như «Thiết Bản thần số», «Mai Hoa tâm dịch», đều là của Thiệu Ung. Người đời sau tôn xưng ông là “Thiệu Tử”. Thời trung niên, ông không màng danh lợi, ẩn cư tại Lạc Dương, viết sách dạy học. Các học sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như Phú Bật, Tư Mã Quang, Lã Công Trứ, v.v. đều rất kính trọng ông. Họ từng góp tiền mua cho ông một khu vườn, gọi là “An Lạc Oa”, do vậy Thiệu Ung còn có tự hiệu là “An Lạc tiên sinh”.

Ông không chỉ thông hiểu cổ kim, tài năng cái thế, mà còn phẩm đức đôn hậu, đãi người chân thành. Điều này khiến ông nức danh xa gần, đi đâu cũng được người ta tranh nhau mời lưu lại, có người còn gọi nơi Thiệu Ung từng nghỉ lại là “Hành Oa”. Uy vọng của ông trong tâm người đời là rất lớn. Ngày nay, người hiểu rõ Thiệu Ung và các tác phẩm của ông quả thực là không nhiều. Tuy nhiên trong dân gian vẫn lưu truyền một số lời răn của ông. Ví như, người ta thường nói: “Nhất niên chi tế tại vu xuân, Nhất thiên chi tế tại vu thần, Nhất sinh chi tế tại vu cần” (Ranh giới một năm là mùa Xuân, Ranh giới một ngày là bình minh, Ranh giới một đời là chuyên cần), ấy là xuất phát từ Thiệu Ung.

Thiệu Ung còn có tài tiên tri tiên liệu, lưu lại hậu thế một dự ngôn chuẩn xác đến kinh người, một kiệt tác truyền đời của ông — «Mai Hoa Thi», tiên tri về những diễn biến lịch sử trọng đại phát sinh tại Trung Quốc sau khi ông mất. Tất nhiên, «Mai Hoa Thi» cũng như các dự ngôn khác, dùng ngôn ngữ rất kín đáo ẩn dụ, không dễ mà lý giải. Có một bộ phận, nếu như không phải là người tu luyện thông hiểu Phật lý Đạo học, thì khó mà hiểu được. Toàn bộ bài thơ có thể được chia làm 10 tiết nhỏ, sau đây chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu:
Cổ Đại Thuật Số - Mai Hoa Thi
Cổ Đại Thuật Số - Mai Hoa Thi
«Mai Hoa Thi» Dư Đoán Học:

(一)
荡荡天门万古开,几人归去几人来。
山河虽好非完璧,不信黄金是祸胎。
Tiết 1
Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,
Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.
Sơn hà tuy hảo phi hoàn bích,
Bất tín Hoàng Kim thị họa thai.
Tạm dịch:
Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở,
Hỏi mấy người đến mấy người trở về.
Non sông tuy đẹp mà không toàn vẹn,
Không tin Hoàng Kim là mầm tai họa.

(二)
湖山一梦事全非,再见云龙向北飞。
三百年来终一日,长天碧水叹弥弥。
Tiết 2
Hồ Sơn nhất mộng sự toàn phi,
Tái kiến Vân Long hướng Bắc phi.
Tam bách niên lai chung nhất nhật,
Trường thiên bích thủy thán di di.
Tạm dịch:
Một giấc mộng Hồ Sơn mà hỏng cả,
Lại thấy Rồng Mây hướng phía Bắc bay.
Ba trăm năm hết chỉ nội một ngày,
Non xanh nước biếc than ôi còn đâu.

(三)
天地相乘数一原,忽逢甲子又兴元。
年华二八乾坤改,看尽残花总不言。
Tiết 3
Thiên địa tương thừa số nhất nguyên,
Hốt phùng giáp tử hựu hưng Nguyên.
Niên hoa nhị bát càn khôn cải,
Khán tận tàn hoa tổng bất ngôn.
Tạm dịch:
Số nhân của Trời Đất đến một nguyên,
Hốt gặp giáp tử thì lại hưng Nguyên.
Được tám tám năm thì càn khôn đổi,
Xem hết hoa tàn mà vẫn không tâu.

(四)
毕竟英雄起布衣,朱门不是旧黄畿。
飞来燕子寻常事,开到李花春已非。
Tiết 4
Tất cánh anh hùng khởi bố y,
Chu môn bất thị cựu hoàng kỳ.
Phi lai yến tử tầm thường sự,
Khai đáo Lý hoa xuân dĩ phi.
Tạm dịch:
Rốt cuộc là anh hùng từ áo vải,
Lầu son đâu phải cờ vàng ngày xưa.
Chim én bay đến ấy chuyện tầm thường,
Nở tới hoa mận thì xuân đã qua.

(五)
胡儿骑马走长安,开辟中原海境宽。
洪水乍平洪水起,清光宜向汉中看。
Tiết 5
Hồ nhi kỵ mã tẩu Trường An,
Khai tích Trung Nguyên hải cảnh khoan.
Hồng thủy sạ bình hồng thủy khởi,
Thanh quang nghi hướng Hán Trung khán.
Tạm dịch:
Kỵ mã của trẻ Hồ tới Trường An,
Khai thác vùng hải cảng tại Trung Nguyên.
Hồng thủy bình rồi lại hồng thủy khởi,
Ánh sáng trong phải hướng Hán Trung xem.

(六)
汉天一白汉江秋,憔悴黄花总带愁。
吉曜半升箕斗隐,金乌起灭海山头。
Tiết 6
Hán thiên nhất bạch Hán giang thu,
Tiều tụy hoàng hoa tổng đới sầu.
Cát diệu bán thăng Ki Đẩu ẩn,
Kim Ô khởi diệt hải sơn đầu.
Tạm dịch:
Trời Hán sáng tỏ, sông Hán mùa thu,
Hoa cúc vàng tiều tụy vẫn ưu sầu.
Ánh cát tường nửa thăng, Ki Đẩu ẩn,
Mặt trời vụt tắt trên đầu núi biển.

(七)
云雾苍茫各一天,可怜西北起烽烟。
东来暴客西来盗,还有胡儿在眼前。
Tiết 7
Vân vụ thương mang các nhất thiên,
Khả liên Tây Bắc khởi phong yên.
Đông lai bạo khách Tây lai đạo,
Hoàn hữu Hồ nhi tại nhãn tiền.
Tạm dịch:
Mây mù mờ mịt hết một ngày đêm,
Thảm thương Tây Bắc khói lửa chiến tranh.
Cướp đến từ Đông, giặc đến từ Tây,
Còn có trẻ Hồ ở ngay trước mắt.

(八)
如棋世事局初残,共济和衷却大难。
豹死犹留皮一袭,最佳秋色在长安。
Tiết 8
Như kỳ thế sự cục sơ tàn,
Cộng tề hòa trung khước đại nạn.
Báo tử do lưu bì nhất tập,
Tối giai thu sắc tại Trường An.
Tạm dịch:
Như ván cờ mới rơi vào thế tàn,
Đồng lòng giúp nhau nhưng gặp đại nạn,
Con báo chết còn lưu lại bộ da,
Sắc thu đẹp nhất ở tại Trường An.

(九)
火龙蛰起燕门秋,原璧应难赵氏收。
一院奇花春有主,连宵风雨不须愁。
Tiết 9
Hỏa long trập khởi Yên Môn thu,
Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu.
Nhất viện kỳ hoa xuân hữu chủ,
Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.
Tạm dịch:
Rồng lửa khởi đau buồn từ Yên Môn,
Nguyên bích chịu nạn, họ Triệu thu về,
Một vườn hoa đẹp, mùa xuân có chủ,
Mưa gió suốt đêm không phải ưu sầu.

(十)
数点梅花天地春,欲将剥复问前因。
寰中自有承平日,四海为家孰主宾。
Tiết 10
Số điểm mai hoa thiên địa xuân,
Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.
Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật,
Tứ hải vi gia thục chủ tân.
Tạm dịch:
Số điểm hoa mai trời đất là xuân,
Muốn biết Bác Phục hỏi nguyên nhân xưa.
Trong hoàn vũ tự hưởng ngày thái bình,
Bốn biển là nhà hỏi ai chủ khách.

* * *
Lời bài hát:
(Hán Việt)
Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,
Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.
Du du thanh sử đa thiểu sự,
Bất tri nhân sinh thị hí đài.
Chân kim na phạ lô hỏa luyện,
Trọc thế nê lý đính thanh liên.
Mạn thiên phong tuyết ngạo chi mai,
Vi đắc chân Pháp nhẫn vạn thiên.

Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt,
Na lai mai hoa phác tỵ hương.
Nhất viện kỳ hoa xuân hữu chủ,
Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.
Số điểm mai hoa thiên địa xuân,
Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.
Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật,
Tứ hải vi gia thục chủ tân.

(Tạm dịch)
Từ vạn cổ cổng trời khai mở,
Mấy người đến mấy người trở về?
Sử xanh đằng đẵng bao nhiêu chuyện,
Đâu biết nhân sinh là đài diễn.
Vàng thật nào sợ nung trong lửa,
Đóa sen tinh khiết giữa bùn dơ.
Khắp trời hoa mai ngạo sương tuyết,
Để đắc chân Pháp nhẫn vô bờ.

Không chịu một phen lạnh thấu xương,
Khó biết hoa mai tỏa mùi hương.
Một vườn hoa đẹp xuân có chủ,
Mưa gió suốt đêm chẳng sầu thương.
Số điểm hoa mai trời đất xuân,
Muốn biết Bác Phục hỏi nguyên nhân.
Hưởng ngày thái bình khắp hoàn vũ,
Bốn biển là nhà ai chính-phụ.

(Hết)
Sưu tầm & tổng hợp: Phong thuỷ thực nghiệm
Nguồn Internet


Popular Posts