Tuesday, January 22, 2013

Phong Thủy Huyền Không Luận Đoán những Đại Kỵ của Năm 2013 - Quý Tị

Xem phong thủy - Việc dự đoán phong thủy cho năm mới sẽ giúp bạn điều chỉnh bố cục phong thủy nhà ở và văn phòng để tránh thảm họa và thu hút những điều tốt lành.

Sống hài hòa và thoải mái trong môi trường tự nhiên được coi là có phong thủy tốt và đó cũng chính là mục tiêu cuối cùng của trường phái này. Việc cập nhật thông tin và tuân thủ các hướng dẫn về phong thủy cho năm mới có thể giúp bạn giảm thiểu những ảnh hưởng xấu trong suốt cả năm. Khi xem những điều dự báo về phong thủy, điều quan trọng là chúng ta không nên sợ sệt, lo lắng thái quá, trái lại nên nhìn nhận vấn đề một cách tích cực.


Không nên nghĩ rằng năm Quý Tị sẽ là một năm xấu cho bạn, rằng tất cả rủi ro sẽ đổ lên đầu bạn. Hãy nhìn nhận các dự đoán như đèn tín hiệu giao thông, mục tiêu của nó là cảnh báo và giúp bạn được an toàn. Sự hoảng sợ thường xuất hiện khi bạn chưa được chuẩn bị để đối đầu với những thách thức xuất hiện đột ngột. Dự đoán phong thủy cho năm mới sẽ giúp bạn điều chỉnh sự bố cục phong thủy nhà ở, văn phòng, cũng như năng lượng của bản thân để tránh thảm họa và thu hút những điều tốt lành.

Theo âm lịch, năm 2013, tức năm Quý Tị (Rắn Nước), bắt đầu vào ngày 10/2/2013. Tuy nhiên, Phong thủy sử dụng năm theo Hạ lịch (Lịch nhà nông) của Trung Quốc. Theo đó, năm mới bắt đầu vào ngày 4/2/2013, tức là ngày Lập Xuân (bắt đầu mùa xuân). Vì vậy, các thông tin cập nhật cho năm mới trong phong thủy được áp dụng từ ngày 4/2 dương lịch hàng năm. Theo thông lệ, người ta sẽ tiến hành sắp đặt lại đồ vật phong thủy nhà từ ngày 3/2.

Rất nhiều người, nhất là những người mới làm quen với Phong thủy, thường háo hức kích hoạt các lĩnh vực như tài lộc, sức khỏe, sự nghiệp… Tuy những điều này hoàn toàn đúng, nhưng tất cả cố gắng sẽ trở nên vô ích nếu xung quanh bạn, tại nhà ở hay nơi công sở, tràn tràn ngập năng lượng chết chóc, tàn phá.

Vì vậy điều đầu tiên cần làm là phải tự vệ, tự bảo vệ mình khỏi tác động của năng lượng hung hãn. Nói cách khác, đừng tìm cách kích hoạt những khu vực tốt trước khi giảm thiểu và hóa giải năng lượng xấu của những khu vực không may mắn. Thực tế cho thấy, bất hạnh nhanh chân hơn nhiều so với may mắn.

Bảng cửu cung

Năng lượng thay đổi phương hướng và vị trí hàng năm, sự thay đổi này trùng hợp với ngày Lập Xuân. Hãy bắt đầu bằng cách xác định vị trí của những khu vực đại kỵ trong Phong thủy cho năm 2013. Những phương vị này được coi là tai họa vì chúng tạo ra những ảnh hưởng xấu, được gọi chung là Sát khí.

- Những đại kỵ của năm mà bạn cần ghi nhớ bao gồm: Thái Tuế, Ngũ Hoàng (sao thảm họa, tai nạn, chết chóc #5), Tam Sát và Tuế Phá.

- Những năng lượng thù địch khác cũng cần được ghi nhận bao gồm: Nhị Hắc (sao bệnh tật, tật ách #2), Tam Bích(sao cãi cọ, kiện tụng #3) và Thất Xích (sao bạo lực, trộm cấp, mất của #7).

Bảng sau liệt kê các khu vực bị ảnh hưởng xấu trong năm 2013

Tai họaKhu vực bị ảnh hưởng
Thái TuếĐông Nam 3
Ngũ Hoàng (#5)Giữa nhà
Tam SátĐông
Phá TuếTây Bắc 3
Nhị Hắc (#2)Tây Nam
Tam Bích (#3)Đông
Thất Xích (#7)Tây



Để tiện theo dõi, những khu vực bị ảnh hưởng xấu trong năm 2013 sẽ được trình bày theo sơ đồ Cửu cung dưới đây. Có thể áp dụng sơ đồ này cho toàn bộ ngôi nhà hay từng căn phòng nơi bạn ở hay làm việc.


Tất cả những khu vực này đều chịu ảnh hưởng của năng lượng xấu, cần được hóa giải, và nếu có thể, thì hạn chế khuấy động bởi các hoạt động sôi nổi. Tốt nhất là tránh dùng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng nếu không thể thì việc bài trí các vật dụng phong thủy thích hợp cũng có thể giúp cải thiện tình hình.

Nói chung, trong năm 2013, nên tránh những sửa chữa lớn nếu có thể vì phần lớn các khu vực (trừ cung Nam và Bắc) đều không được tốt lắm. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu nhà của bạn nằm theo trục Đông-Tây.

Monday, January 21, 2013

Cúng Giao Thừa Năm Quý Tị - 2013

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.

Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Ngoài Sân:
VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI SÂN

- Bày lễ vật cúng giao thừa ngoài sân, chủ lễ đốt ba cây nhang, xá ba xá, quỳ xuống, đưa nhang lên ngang tầm trán và đọc bài “Mẫu văn cúng giao thừa” năm Quý Tỵ (2013) như sau :

Duy !
Niên hiệu : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
T.P (Tỉnh):…………………Quận (huyện):………………………….
Phường (Xã):……………..Khu phố (Thôn):……………Xứ đất:……
(Nếu không biết xứ đất thì đọc số nhà………đường…………….…..)

Hôm nay nhân lễ giao thừa năm Quý Tỵ.
Tín chủ chúng con là:…………………………………Tuổi:…………


Cung duy:

- Ngài Cựu niên thiên quan Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan. Ngài Đương niên thiên quan Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần , Hứa Tào phán quan.
- Bản gia Thổ công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quan vị tiền.
- Nhân tiết giao thừa ,thời khắc huy hoàng, cung thiết hương đăng, nghênh hồi quan cũ. Cung đón tân quan, lai giáng phàm trần, nghênh xuân tiếp phúc. Tín chủ chúng con, thiết lễ tâm thành, nghênh tống lễ nghi.

* Cung thỉnh cựu quan Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan về chầu đế khuyết.
* Cung nghênh tân quan Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan lai giáng nhân gian, trừ tai, giải ách, lưu phúc, lưu tài.

Tín chủ chúng con, chí thiết tâm thành, cầu nguyện :
- Thế giới hoà bình, Quốc gia hưng thịnh, Xuân đa hỷ khánh, Hạ bảo bình an, Thu miễn tai ương, Đông nghênh bá phúc.
- Gia nội tăng tứ trinh tường chi phúc thọ. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con nhân khang vật thịnh, bốn mùa hưởng chữ an vui, tâm thiết thái bình thịnh vượng.
- Gia trung khang thái, tài như xuyên chí, lộc tự vân lai, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc như sở nguyện.
- Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến, thương mại hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
- Thượng chúc Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
- Cánh nguyện canh tân xã hội, xứ xứ thường an thường thịnh, thế thế thuần phong mỹ tục vãn hồi, đạo đức cương duy, tăng long phúc thọ.
- Âm siêu, dương khánh, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sinh, tề thành Phật đạo.
- Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng văn sớ, cúi xin Phật thánh chứng minh, các quan thuỳ từ chiếu giám.
Phục duy cẩn cáo!

(lạy ba lạy, đứng dậy xá ba xá)

Trong Nhà:

Ngoài việc cúng giao thừa ngoài trời (ngoài sân), và các bàn thờ đã có trong nhà như bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Táo quân. Thì con cháu đứng trước bàn thờ Gia tiên, cầu khấn cho một năm mới được khỏe mạnh, vạn sự may mắn.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ

Kính lạy:

- HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN
- LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN
- CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH

Nay phút giao thừa giữa năm …(Ví dụ:Nhâm Thìn) và năm… (Ví dụ: Quý Tỵ).

Chúng con là: ………………………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …………….
Phường ……………………Quận……………..………..Thành phố……………



Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

(lạy ba lạy, đứng dậy xá ba xá)


Cúng Tảo Mộ - Thanh Minh (hoặc Thăm Mộ Cuối Năm)

Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ.

Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.

Cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận.

Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình.

Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.

Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.


Văn khấn Tảo Mộ Thanh minh - hoặc Thăm mộ cuối năm

Kính lạy:

- Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
- Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
- Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
- Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng)………………………………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………………………
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:
(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…):……………………………………..Tuổi……………...……
Tạ thế ngày……………… tháng…………. năm………………….
Phần mộ ký táng tại……………………………………………………………………….....…

Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền)

TẾT Cúng Táo Quân ngày 23 Tháng Chạp

Theo Phong tục, Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng lễ tiển đưa ông Táo chầu Trời. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là Thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.

Và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo “tai nghe mắt thấy”.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ cúng tiển đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiển đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Tết Táo quân ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.

Bởi thế nên, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiển đưa “Ông Táo “. Mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông… Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà Tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, xôi, chè, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

VĂN KHẤN LỄ TIỂN ĐƯA ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23 THÁNG CHẠP ÂM LỊCH
(Cúng lễ vào tối 22 tháng Chạp âm lịch)

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.
Tín chủ con là: ……………………………………………Tuổi:………………….
Cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.
Ngụ tại: …………………………………………………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp Táo quân chầu trời, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn Thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

Đạo Thờ Thần

Nếu nói là chỉ có một “đạo thuần túy” Việt Nam, và lâu đời nhất thì phải kể “Đạo Thờ Thần”. Đạo này đã có từ lúc có người Việt Nam.

(Ảnh bên: Bà chúa Liễu Hạnh trong tranh thờ dân gian).

Người Việt nguyên thủy tin tưởng là có thần linh ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn, bờ ruộng, trên ngọn cây, gốc cây, dưới lòng sông… Người Việt thờ phụng và tin tưởng tất cả các sức mạnh này. Đạo thờ Thần (cũng như thờ cúng tổ tiên) đáng lẽ ra không nên liệt kê là một tôn giáo. Bởi lẽ không có giáo chủ, cũng như không có giáo điều (thật ra đạo thờ thần có nhiều giáo chủ: mỗi vị thần là một giáo chủ?) Có nhiều sự tương tự, tượng hợp giữa đạo thờ thần và đạo thờ cúng tổ tiên. Chẳng hạn, chính Ông bà Tổ Tiên được kính bái như những vị thần che chở cho con cháu, gia tộc. Về Nghi thức, cũng có nhiều điểm giống nhau: Khi cúng một vị thần trong nhà thì gia trưởng là chủ lễ, tại làng xã thì có các vị hương xã; hoặc trong nước thì có vua hay quan thay mặt vua tế lễ; không cần đến một vị tu sĩ tôn giáo.

Xin được lần lượt kể các vị thần linh trong nhà, trong làng và các vị thần chung cho cả nước mà người Việt thờ cúng:


Thổ công là vị thần trông coi gia cư, định sự họa phúc của gia đình. Người Việt tin là nhờ có Thổ công, các ma quỷ không xâm nhập gia cư một cách “trái phép” để quấy nhiễu những người trong nhà. Bàn thờ Thổ công đặt ngay gian bên, cạnh bàn thờ tổ tiên. Nếu nhà nào không có bàn thờ tổ tiên thì bàn thờ Thổ công đặt ngay gian chính giữa nhà. Bàn thờ gồm một hương án kê sát tường. Trên hương án có một mâm nhỏ, ba đài rượu có nắp đậy; phía trước là bình hương hoặc đỉnh trầm; hai bên bình hương là đôi nến; đằng sau là bài vị Thổ công. Bài vị có thể là một cái mũ (có thể là 3 cỗ mũ – mũ có cánh chuồn dán trên một bộ áo và đôi hia). Bài vị này chỉ 3 vị thần có danh hiệu khác nhau:

(Ảnh bên: 3 vị thần Thổ công – 2 ông 1 bà).

Thổ công: trông coi việc trong bếp – Thổ địa: trông coi việc trong nhà – Thổ nhi (hay Thổ kỳ): trông coi việc chợ búa, hoặc sinh sản cho đàn bà.

Người Việt ta cúng Thổ công vào những ngày giỗ tết, sóc (ngày đầu tháng) vọng (ngày rằm). Lễ cúng tùy theo gia chủ. Có thể là chay hay mặn. Cốt lòng thành. Gọi là cúng thổ công nhưng phải khấn cả 3 vị thần linh ghi trong bài vị…

b- Thần tài

Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình. Mỗi khi có khởi sự công việc làm ăn gì, gia chủ thưởng cầu khẩn thần tài.

Bàn thờ thần tài thường được thiết lập ở một góc nhà, không cần phải to lớn. Đôi khi chỉ là một khám nhỏ hay một thùng gỗ dán giấy đỏ. Bài vị có thể là một câu đối cầu tài, xưng tụng sự giúp đỡ của thần tài. Trước bài vị là một bát hương và một đôi nến, vài ly nước (hay rượu) và một mâm trái cây.

Những ngày giỗ tết sóc vọng, mỗi dịp xuất vốn làm ăn buôn bán đều có cầu xin làm lể Thấn tài. Ngoài ra, mỗi buổi chiều người ta hay thắp hương, có sự khi khấn vái của gia chủ.

c- Thánh sư (hay Nghệ sư)

Nghệ sư là ông tổ một nghề (đã truyền, dạy nghề cho đời sau).

Bàn thờ tổ tiên ở giữa, một bên là bàn thờ Thổ công, một bên là bàn thờ Thánh sư. Bài vị của Thánh sư có thể là một bức ảnh của vị Thánh sư.

Ngoài những ngày giỗ tế, người ta cúng Thánh sư vào ngày kỵ nhật của Thánh sư; để nhớ ngày qua đời của ông tổ nghề của mình.

d- Các vị thần tại các nơi công cộng

Đạo thờ thần còn thờ các vị thần linh chung của thôn xã hoặc toàn quốc ở các nơi công cộng.

- Thành hoàng: Trong việc thờ cúng công cộng, các thôn xã lấy việc thờ phụng Thành hoàng là quan trọng nhất. Thành hoàng của thôn xã cũng đuợc ví như thổ công ở trong nhà. Thành hoàng là vị thần linh che chở cho cả thôn xã chống mọi ác thần, giúp đỡ cho thôn xã thịnh vượng. Thành hoàng hay Thần bảo hộ đại biểu linh động tổng số những kỷ niệm chung, những nguyện vọng chung của làng xã. Thành hoàng hiện thân cho tục lệ, luân lý và đồng thời sự thưởng phạt trừng giới; chính Thành hoàng phạt khi nào dân làng có người phạm lệ, hay thưởng khi lệ làng được tôn trọng. Sau cùng Thành hoàng còn là hiện thân đại diện cho cái quyền tối cao bắt nguồn và lấy hiệu lực ở chính xã hội nhân quần. Hơn nữa Thành hoàng còn là mẫu số chung của tất cả phần tử của đoàn thể làng thôn. Thành hoàng kết thành khối, như là một thứ nhân cách tinh thần mà tất cả thuộc tính cốt yếu đều có thấy ở mỗi cá nhân.

Thành Hoàng có thể là 2, 3 vị; cũng có thể là 5, 7 vị Ức gọi là Phúc thần (Phúc thần là vị thần giáng phục cho dân gian).

Theo Phan Kế Bính trong “Việt Nam Phong Tục”, Phúc thần chia làm 3 hạng :

- Thượng đẳng : gồm các vị thiên thần như Phù đổng thiên vương, Chử đồng tử, Bà chúa Liễu Hạnh, Tản viên Sơn thần (Sơn tinh); hay các vị nhân thần có công trạng hiển hách cho quốc gia và có tên rõ ràng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi…

- Trung đẳng : là những vị thần trong làng xã do dân thờ cúng từ trước. Có thể là các quan chức có danh hiệu, có công trạng với làng xã mà không rõ tên họ (công trạng cũng lờ mờ); hoặc các thần có ít linh dị được vua ban sắc phong cho là trung đẳng thần và ra lệnh cho làng đem về thờ.

- Hạ đẳng : các vị thần do làng xã đã thờ phụng sẵn từ trước. Họ có tên nhưng đôi khi không còn rõ sự tích ra sao.

Ngoài 3 bậc thánh thần vừa kể, có nhiều làng còn thờ nhiều vị thần rất nhảm (còn gọi là quỷ, yều thần, tà thần) mà họ tin trước đây đã chết gặp giờ linh, ra oai, quấy nhiễu làng xóm làm do dân làng phải sợ mà thờ như thần rắn, thần lợn, thần chết nghẹn, thần trẻ con… Không phải làng xã nào cũng có Thành hoàng. Nhiều làng vì nhiều lý do không có thần, hoặc làng mới lập chưa có Thành hoàng.

- Nghè : Là loại hình điện thờ thần có mái che xuất hiện sớm hơn cả. Thuật ngữ Việt cổ gọi là “Nghè.” Đó là dạng tiên khởi của miếu thờ thần – nghĩa là thần điện có kiến trúc sơ khai. (Hiện nay ở Vĩnh Phúc còn 10 ngôi Nghè).

- Đình : Đình là nơi thờ vọng Thành hoàng (thần bảo hộ mỗi làng – vị thần của làng). Ngoài việc thờ phụng, Đình còn là trung tâm đời sống công cộng của đoàn thể. Chính ở đây, có những hội đồng kỳ mục; Chính ở tại đây làng nước giải quyết các vấn đề hành chính và tư pháp nội bộ; Cũng chính ở tại đây có những cuộc tế lễ, sinh hoạt văn hoá. Tóm lại tất cả hành vi sinh hoạt xã hội Việt Nam mang đặc trưng văn minh Việt Nam đều diễn ra ở đây.

Đình thường tọa lạc giữa làng. Xung quanh ngôi Đình thường có những cây đa, cây cổ thụ, bóng râm mát, hồ sen và một khoảng sân rộng. Cây đa như biểu tượng thiêng liêng của sức sống vững bền, chở che cho dân làng. Ngôi Đình còn là chứng tích tâm hồn và nhân chứng lịch sử gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người làng quê.

Ngôi Đình Việt Nam cổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc Đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu tích văn hoá độc đáo. Đình thường cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang là những bức hoành phi câu đối. Nơi thiêng liêng nhất để thờ thần là điện thờ.

Thời xưa, Đình làng còn là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt, họp việc làng, xử kiện cùng những quy củ nhất định, có sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới. Khi đi ăn cỗ, bậc hương lão, hương lý ngồi giữa đình, thấp hơn ngồi hai bên, dân thường ngồi ngoài

- Miếu : Miếu cũng là nơi thờ thần. Mỗi làng thờ thần đều có tòa Miếu; nhiều nơi có cả Miếu và Đình. Miếu và Đình kiến trúc giống nhau chỉ khác ở kích thước – Đình lớn hơn Miếu. Miếu có kiến trúc cũng như đối tượng thờ rất đa dạng.

Tên của Miếu thường được gọi theo đối tượng được thờ : Miếu Cô, Miếu Cậu, Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Miếu Sơn thần (thần núi), Miếu Hà bá (thần sông), Miếu Thổ thần (thờ thần đất).

Miếu cũng là nơi thờ các bậc trung liệt có công với nước như : Miếu Hùng vương (ở xã Đình Chu), Miếu Bì là (xã Đồng Ích) thờ Triệu Việt Vương… nhiều làng không có Miếu.

Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hoá (nhân thần), ngày hiện hoá (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ Miếu về Đình. Tế lễ xong, lại rước thần về Miếu yên vị.

- Đền : Đền là nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã được tôn sùng như thần thánh. Chẳng hạn như : Đền Hùng (Việt trì, Phú Thọ) thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua; Đền Phù Đổng (Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – bây giờ là Gia lâm, Hà nội), thờ Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương; Đền Hạ Lôi (xã Mê linh, Vĩnh Phúc) thờ Hai Bà Trưng; Đền Kiếp Bạc (xã Chí Linh, Hải Dương) thờ Đức Trần Hưng Đạo, Đền Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, Lập thạch, Vĩnh Phúc); Đền Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ (xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình).…

Về kiến trúc, một ngôi đền thường chia làm hai phần. Phần nội điện (hay còn gọi là hậu cung) và nhà đại bái. Kết cấu này thường được bố cục theo lối chữ “Đinh” dân gian gọi là kiểu chuôi vồ.

Nhà đại bái lại chia làm 3 khoảng (3 gian hoặc 3 gian 2 dĩ) là trung đền, tả gian và hữu gian. Trung đền còn gọi là tiền tế, nơi có chiếu nghinh thần trong các cuộc tế.

Trước Đền có sân, cùng với trung đền làm nên một không gian thực hiện tế lễ trong các ngày giỗ thần ngăn cách với bên ngoài, có cổng đền. Cổng có cánh đóng mở để tỏ sự tôn nghiêm.

Thường thì các Đền không mở hội dân gian, chữ “Hội” ở đền chỉ có ý nghĩa là toàn dân họp lại thực hiện các nghi thức tế lễ, cầu cúng và thực hiện trình diễn lại các sự kiện lịch sử liên quan đến vị thần được thờ.

- Miễu : Miễu (dấu ngã) là một ngôi Miếu (dấu sắc) nhỏ, dùng để thờ những người bất đắc kỳ tử gặp giờ linh. Trước khi được lập Miễu thờ phụng, người chết này, theo tục truyền, có hiện hồn về với những quyền phép lạ chứng minh cái uy quyền của mình.


- Am (chúng sinh) : Một cái “đàn âm linh” nhỏ dựng bên cạnh các nghĩa địa để thờ vọng chung các âm hôn, mồ mả vô chủ, vô danh. (Chữ “Am” cũng dùng để gọi một ngôi chùa nhỏ thờ Phật; “Am” cũng là nơi yên tĩnh để các sư Phật giáo tịnh tâm hay đọc kinh Phật).

- Tự điền, Tự trạch : Mỗi làng dành riêng mấy mẫu ruộng là tự điền; hoặc dành một cái hồ, cái đầm riêng gọi là tự trạch để mỗi năm lấy hoa lợi, ngư lợi ở đó mà dùng vào việc cúng, tế tự cho làng. Làng nào không có tự điền, tự trạch thì dân làng phải đóng góp với nhau một khoản tiền; hoặc trích tiền từ công qũy để chi phí cho việc tế tự.

- Người Thủ từ, Cai đám : Người được chỉ định trông coi đình miếu, lo việc hương đèn hương và giữ đồ phụng sự… Nhiều làng chỉ để Thủ từ lo việc giữ đình miếu; và cử riêng một người lo viếc cúng bái gọi lá Cai đám – Cai đám là một người đáng kính của làng; cũng là người thường đúng ra làm chủ tế. Người Thủ từ được hưởng một ít hoa lợi của đình miếu và đôi khi được miễn cả thuế và tạp dịch.

Trong việc thờ Thần, cúng lễ là điều quan trọng – Không có cúng tế lễ, là không có sự thờ phụng. Việc cúng lễ thường được thực hiện quanh năm (ngày sóc vọng và tiết lạp bốn mùa).


Cúng lễ theo định nghĩa của Tử Điển Việt Nam Phổ Thông của Đào Văn Tập là :

- Cúng: Dâng lễ vật lên thần thánh và tổ tiên (thần thánh đây phải hiểu là kể cả Trời Phật…). Cúng có thể có hoặc không có âm nhạc.

- Tế: Cúng lễ theo nghi thức long trọng và phải có âm nhạc (nghi thức Tế sẽ được bàn chi tiết ở phần sau).

- Lễ: Cách bái lạy cung kính trước bàn thờ.
Trần Văn Giang

Saturday, January 19, 2013

Sơ lược về Tín Ngưỡng dân gian người Việt

Lời mở đầu: Bàn luận về tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất tế nhị (và nguy hiểm!) Cứ nhìn vào lịch sử thế giới qua các cuộc thánh chiến đẫm máu [...] thì thấy ngay tầm mức quan trọng của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận một tín ngưỡng.

Tôi mạo muội (và liều lĩnh) viết bài biên khảo nhỏ này phần vì sự khuyến khích của một số thân hữu, phần vì chính cá nhân tôi đã ao ước muốn muốn hiểu rõ thêm về các tôn giáo mà tôi và gia đình tôi không thờ phụng, tức là chỉ nghe và nhìn thấy thôi.

Quý vị sẽ đọc thấy rất nhiều sử kiện, truyền thuyết, tôn chỉ… của các tín ngưỡng mà tôi thật ra chỉ chép lại từ các sử liệu và giáo liệu khác nhau đã được chính thức (hoặc không chính thức) công bố, phổ biến từ trước. Ngay các tài liệu có sẵn này nhiều khi cũng không ăn khớp với nhau, nếu không muốn nói là tương phản với nhau. Phần tôi muốn nói “mạo muội và liều lĩnh” là các nhận định rất chủ quan, phiến diện, thô thiển của tôi đối với các tôn giáo lớn ở Việt Nam mà quý vị sẽ thấy ở các đoạn mở đầu bẳng các chữ “Tóm lại, Lời kết…”

Tôi xin phép được mở rộng tất cả các cánh cửa để đón nhận những lời chỉ trích, sửa sai, bổ túc của các vị cao kiến.

“Tóm lại,” đúng hay sai còn hoàn toàn tùy vào sự thẩm định (và niềm tin) của mỗi người. Dù ở tuổi nào đi nữa, chúng ta không bao giờ hết chuyện mới để học hỏi. Thân mến.


Sự cao cả của tính nhân bản là tín ngưỡng

Việt Nam là một nước đa tôn giáo. Thật khó nói cho chính xác là có bao nhiêu tôn giáo ở Việt Nam. Nói một cách chủ quan, tôn giáo Việt Nam hơi phức tạp, có nhiều chuyện huyền hoặc và mâu thuẩn… Tin hay không tin; chấp nhận hay không chấp nhận một tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân. Điều cần thiết là chúng ta phải tôn trọng tín ngưỡng của người khác.

Ngoài các tôn giáo lớn được đưa vào từ bên ngoài như Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành… người Việt còn có các tín ngưỡng “bản địa” như Cao đài, Hòa hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa… và tục thờ Ông Bà Tồ tiên. Dù là người Việt theo tín ngưỡng ngoại sinh hay nội sinh (xin để ý là dù cho nội sinh, tôn giáo bản địa cũng không phải là thuần túy Việt Nam), người Việt vẫn hiểu rõ vai trò lớn hơn của tổ quốc và dân tộc; sẵn sàng đoàn kết với nhau để giữ nước khi có ngoại xâm.

Vì khôn khổ giới hạn của “cuốn sổ tay” này, trên tiêu chuẩn lịch sử, mốc thời gian, có thể liệt kê 9 tôn giáo chính ở Việt Nam như sau:

1. Đạo Thờ Thần
2. Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên (Ông Bà)
3. Đạo Lão
4. Đạo Khổng (Nho giáo)
5. Đạo Phật
6. Đạo Thiên Chúa (Công giáo, Ki-tô giáo)
7. Đạo Tin Lành (Cơ đốc giáo)
8. Đạo Cao Đài
9. Đạo Phật Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo)
.
Lời kết

Tôn giáo nào cũng vậy, Thánh nào cũng vậy, cũng chỉ dạy người ta làm lành, làm việc phải. Thử nhìn lại, Khổng giáo dạy phải học và thực hành chữ Nhân, Phật giáo nhắc nhở tâm từ bi, Thiên Chúa Giáo đề cao lòng bác ái… Rõ ràng là các tôn giáo lớn đền có cùng một mẫu số chung là “thương yêu và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình” có gì là lạ lùng đâu? Con người nông cạn, hời hợt nhưng lại cực đoan, cố chấp, xấu tính, thường không xem xét sự việc đến nơi đến chốn, cứ thấy lạ tai, lạ mắt, không vừa ý với mình thì đem lòng hiềm nghi. Hậu quả chỉ gây nên họa loạn, chiến tranh để mà giết lẫn nhau. Làm như vậy mới thực là điều trái với tôn chỉ của chính tôn giáo của cá nhân mình đang sùng tín.

Ngoài ra, các xã hội văn minh đều tôn trọng tự do tín ngưỡng. Bản thân mình còn lạc hậu hay sao mà lại lấy ý riêng của mình để bài bác, ngăn cấm, bêu riếu tín ngưỡng của người khác. Một Đạo thịnh hay suy là vì có số người tôn kính đạo đó nhiều hay ít; hoặc những tín đồ tôn tín đạo của mình như thế nào; chớ không phải vì thói quen ghen ghét hẹp hòi của cái tâm ác mình soi vào.

Tác giả: Trần Văn Giang

Cúng và Khấn Thần Tài Thổ Địa


Xem phong thủy - Bài viết trước phong thủy khai vận đã giới thiệu bài mẫu cúng động thể và nhập trạch, với việc cúng Thần Tài và Thổ Địa là việc cũng thường xuyên trong gia đình kinh doanh, cửa hàng, tiệm buôn,..

Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Trong tháng thường cúng Thần Tài

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h - 7h và chiều tối từ 6h - 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.


Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa


Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………....
Hôm nay là ngày….....….tháng….......….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Wednesday, January 16, 2013

Cúng và Khấn Nhập Trạch - Động Thổ

Xem phong thủy - Với bài viết mẫu này, phong thủy khai vận gởi đến bạn đọc tài liệu cúng động thổ và nhập trạch để các bạn có thể tự thực hiện. Điều quan trọng là thành tâm và chọn đúng ngày giờ.

Kính lạy:

- Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.

- Các ngài Bản Xứ, Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng các Thần Linh Cai Quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.

- Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

- Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

- Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. Mộc tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

- Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.

- Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. Hỏa tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

- Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

- Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.

- Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.

- Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

- Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

- Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.

- Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.

(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Cúng và Khấn Thần Thổ Công

Xem phong thủy - Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Người đời thường gọi là ông Táo và có trang thờ ông Táo ngay tại khu vực bếp.

Ý Nghĩa

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

Mũ Thổ Công

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.


Cúng Thổ Công

Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mùng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong mùng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

Tết Thổ Công

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).


Văn Khấn Thổ Công

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

- Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại……………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm…………………………..

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Phong thủy Huyền Không (玄空) ứng dụng như Thần


Xem phong thủy - Huyền là Thời gian, ý nghĩa là Thiên - Trời, là Tâm, ứng với Nhất. Không là không gian, ý nghĩa là Hư Không, ứng với hình thế, ứng với Cửu. Nhất Cửu hợp lại, Huyền Không chính là lý luận cơ bản tương hợp hai chiều Không - Thời gian. Đây là bộ môn kết hợp đầy đủ 2 yếu KHÔNG - THỜI, nên sự luận đoán như thần, vì con người, dương trạch, âm trạch, sinh vật,... luôn chịu sự tác động của KHÔNG - THỜI.

Bản chất của nó là phương pháp tuyển trạch sao cho sự phối hợp hoàn hảo hình thế loan đầu hợp cách với thời gian cát lợi. Đó là lý thuyết rất thích hợp bài bố cho long, sa, thuỷ, huyệt. 

Phong thuỷ Huyền Không đã ra đời từ rất lâu, huyền bí, mỗi thời đại lại do một kỳ nhân phát triển theo lối riêng của mình như đời Đường Dương Cứu Bần, đời Tống Lại Bố Y, đời minh là Tưởng Đại Hồng, đời Thanh là Chương Trọng Sơn. Nội dung môn Huyền Không đều là bí truyền , chân truyền qua các đời không mấy khi tiết lộ ra ngoài.




Ứng dụng môn phong thuỷ huyền không vô cùng hiệu quả, thuỷ pháp ứng dụng như thần, bí quyết về hình thế núi non ngoại cục, thuỷ đến thuỷ đi bên trong nội cục phân bố như thế nào. Có thể biết gia trạch thịnh hay suy, tính cách con người bên trong nhà, xem phát hay bại thịnh hay suy, tiện hay quý, bệnh tật phát sinh như thế nào. 

Phong thuỷ Huyền Không kết hợp quán xét cả hai phương diện hình lý, kết hợp với nhãn tâm xem xét bố cục sẽ đạt được mức độ hoàn hảo lý khí, hình thế và tâm khí. Huyền Không dùng phi tinh đo lường quy luật vận động của thời gian, từ nhất bạch đến cửu tử phối hợp trên tinh bàn để dựa vào ngoại hình luận đoán cát hung, đó là con đường chính của Huyền Không.


Phong Thủy có vai trò chi phối rất to lớn nhưng ngoài ra cũng phải kể đến nỗ lực của cá nhân con người sinh sống. Kết hợp phúc đức của Phong Thủy kết hợp với nỗ lực hậu thiên của con người thì cái đích tối trọng sẽ đạt được.

Monday, January 14, 2013

Phong thủy nhà ở kiêng treo Gương Bát Quái

Xem phong thủy - Gương bát quái hiện được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, cách treo đúng cũng như vị trí treo không phải ai cũng rõ. Những tư vấn sau sẽ giúp mọi người hiểu chi tiết hơn về sử dụng gương bát quái hoá giải trong nhà.

Theo chuyên gia phong thủy, gương bát quái trong Phong thủy có tác dụng phản xạ lại luồng hung khí chiếu đến, có tác dụng che chắn những hình dạng kiến trúc như góc tường, nhà lầu hình nhọn đâm thẳng vào nhà, con đường đâm vào nhà, hàng rào cọc nhọn nhà hàng xóm chĩa vào nhà...

Gương bát quái dùng để treo thường là Tiên Thiên bát quái. Thường thì các gương bát quái bày bán có làm khoen treo sẵn giúp bạn xác định được hướng treo trên dưới. Nhưng cũng có thể có trường hợp bị sai lệch. Nguyên tắc của treo gương Bát quáiquẻ Càn (ba vạch liền) hướng lên trên và quẻ Khôn (ba vạch đứt) hướng xuống dưới (hình bên dưới)



Trước khi treo gương Bát quái nên nhờ người có chuyên môn phong thuỷ làm thủ tục "khai quang". Gương Bát quái là một pháp khí được sử dụng trừ tà với nhiều tác dụng nhưng không nên sử dụng tùy tiện. Tốt nhất nên nhờ người có kiến thức về phong thủy tư vấn. Đặc biệt không bao giờ được treo gương Bát quái trong nhà.

Nhà phong thủy 
Nguồn: Camnanggiadinh

Chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên Huế

[Nhà Nguyễn] Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. 

Ngôi chánh điện Ngôi chánh điện Năm Tân Sửu (1601), chúa Nguyễn Hoàng nhân vào Hóa Châu tuần du, đã đặt chân đến đây, thấy phong cảnh tuyệt đẹp, địa thế tốt lành, ngôi chùa danh tiếng bị hư hỏng. Chúa cho dựng lại chùa, lấy tên " Thiên Mụ Tự ".


Đời vua Tự Đức, chùa được đổi tên là " Linh Mụ Tự ". Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu ngôi chùa, quy mô kiến trúc còn nhỏ. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại hồng chung cao 2,5m , nặng 3.285 cân. Đến năm 1714, chúa cho đại trùng tu chùa với quy mô lớn, mở khóa an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt tháng, và cho người sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh điển đem về lưu giữ tại chùa. Năm 1715, công trình hoàn thành, chúa cho dựng bia để ghi nhớ. Tấm bia cao 2,58m, đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch, có bài minh ca ngợi ngôi danh lam này :

"... Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ
Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu
Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách
Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn."

Vào thời nhà Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bảo tháp Từ Nhân bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, mỗi tầng tôn trí một tượng Như Lai bằng vàng. Năm sau, vua sắc chỉ đổi tên là Phước Duyên bảo tháp. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện. Hai bên đình, dựng hai nhà bia. Trước đình, dựng trụ hoa biểu. 

Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

Ngày 28-8-2003, chùa đã khởi công đại trùng tu, hoàn thành năm 2007. Điều đặc biệt là chùa hiện giữ hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam :

1. Tháp Phước Duyên - ngôi tháp bát giác cổ và cao nhất Việt Nam (Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Namxác lập kỷ lục năm 2006).

2. Tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất Việt Nam (Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2008).

Ngôi chùa hiện nay là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế.

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Linh Mụ canh gà Thọ Xương.

Chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng. Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa đẹp, thơ mộng bên bờ sông Hương.


Theo Giác Ngộ (bài & ảnh: Võ Văn Tường)

LỊCH SỬ

Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với . nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

TÊN GỌI

Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời". Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng"). Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ. Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này. Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.

KIẾN TRÚC

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Dưới thời chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn, khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đỉnh Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

THÁP PHƯỚC DUYÊN

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.

Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa

Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

Trong khuôn viên của chùa là một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.


Lê Anh Vũ st

(Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở và Sách Đại Nam Thực Lục - wikipedia)


linhmu-1.gif
Đường đến chùa

linhmu2.gif
Toàn cảnh chùa

linhphu3.gif
Tháp phước duyên

minhmu-5.gif
Bàn thờ Phật trong tháp phước duyên

linhmu-6.gif
Sông Hương nhìn từ tháp phước duyên

linhmu-7.gif
Đại hồng chung

linhmu-8.gif
Bia cổ

linhmu-9.gif
Nghi môn

linhmu-10.gif
Tượng dược xoa

linhmu-11.gif
Sân trước chùa

linhmu-12.gif
Ngôi  chánh điện

linhmu14.gif
Điện Phật

linhmu-13.gif
Bàn thờ Quán Thế Âm

linhmu15.gif
Bàn  thờ Địa Tạng

linhmu-17.gif

linhmu16.gif
Bàn thờ Minh Vương

linhmu-20.gif
Điện thờ Địa Tạng

linhmu21.gif
Nhà khách Chùa Thiên Mụ

Popular Posts